Sabeco phản ứng với quyết định cưỡng chế hơn 3.140 tỷ đồng từ Cục Thuế TP.HCM

Sabeco cho rằng Cục Thuế TP HCM cưỡng chế khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực là vi phạm pháp luật.
Sabeco phản ứng với quyết định cưỡng chế hơn 3.140 tỷ đồng từ Cục Thuế TP.HCM

Chiều 30/12, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn - Sabeco, Neo Gim Siong Bennett đã có văn bản gửi đến Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để thông tin về việc công ty vừa bị Cục Thuế Thành phố cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tại văn bản này, Tổng giám đốc Sabeco cho rằng, quan điểm của công ty này luôn rõ ràng và nhất quán từ năm 2015 khi Kiểm toán Nhà nước ban hành kết luận kiểm toán trong đó Sabeco không có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc kê khai, tính và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Sabeco cũng luôn thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế TP HCM trong những năm qua về vấn đề này.

Theo Tổng Giám đốc Sabeco, trong khi chưa có kết luận của Thủ tướng và chưa có bất kỳ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp, Sabeco không đồng ý với việc cưỡng chế thi hành của Cục Thuế TP HCM và buộc phải thực hiện các hành động pháp lý cần thiết ngay lập tức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trước đó, Cục Thuế TP.HCM đã ra Quyết định số 1157 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích từ tài khoản ngân hàng của Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) số tiền thuế và phạt nộp thuế chậm trả là hơn 3.140 tỷ đồng.

Theo quyết định này, lý do Sabeco bị cưỡng chế thuế là bởi không chấp hành thông báo tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về số tiền chậm nộp thuế, phạt vi phạm hành chính về thuế.

Số tiền hơn 3.140 tỷ đồng này được cưỡng chế từ tài khoản của Sabeco tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh 4. Số tiền này được trích nộp vào ngân sách nhà nước ngay trong ngày 28/12.

Ngày 24/12, Cục Thuế TP.HCM đã có thông báo về số tiền chậm nộp thuế và tiền nộp vi phạm hành chính của Sabeco theo kết luận của Thanh tra Chính phủ là hơn 3.140 tỷ đồng.

Số tiền này là tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trong quá trình thanh tra từ năm 2010 đến 2014 và tiền phạt vi phạm hành chính về thuế của công ty này. Trong đó, số chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2007 đến 2015 là hơn 2.645 tỷ đồng và tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 494 tỉ đồng.

Tuy nhiên, 3 ngày sau khi nhận được thông báo này, Sabeco đã không nộp thuế theo thông báo, do đó, Cục Thuế TP.HCM đã ra quyết định cưỡng chế nộp phạt như trên.

Trước đó vào tháng 4/2018,  Sabeco cũng có công văn gửi tới Cục Thuế TP.HCM và cho biết doanh nghiệp này đã nộp 4.700 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt do thay đổi giá tính thuế. Số tiền này được thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước về thuế giai đoạn năm 2007-2015. Sabeco khẳng định đã thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Trong văn bản, Sabeco cũng cho biết đã kiến nghị Bộ Công Thương xin ý kiến Chính phủ về việc doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của cơ quan thuế nên không cần nộp bổ sung theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Tuy vậy, trong thời gian chờ ý kiến của Chính phủ, Sabeco vẫn thực hiện theo kết luận của Kiểm toán là tạm nộp toàn bộ số tiền lợi nhuận chưa phân phối từ năm 2016 trở về trước vào ngân sách nhà nước để nộp thuế. Tổng số tiền vào khoảng hơn 2.790 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...