Sắc màu u tối phủ kín doanh nghiệp thuỷ sản

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hầu hết các doanh nghiệp ngành thuỷ sản đều gặp khó khăn do hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy.
Sắc màu u tối phủ kín doanh nghiệp thuỷ sản

Mới đây, CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã: MPC) đã công bố BCTC riêng quý II/2020 với doanh thu thuần đạt 1.981 tỷ đồng giảm 32,8% so với cùng kỳ năm trước; kết quả công ty mẹ lãi ròng 105 tỷ đồng giảm 38% so với quý II/2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Minh Phú đạt 3.836 tỷ đồng và 242,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 25%; 36% so với cùng kỳ năm trước.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 vừa diễn ra, Thuỷ sản Minh Phú đã phải hạ hơn 27% chỉ tiêu lợi nhuận. Song song, công ty này cũng đã hạ kế hoạch sản lượng xuất khẩu về 56.700 tấn, tương đương giá trị xuất khẩu 638 triệu USD, đi ngang so với thực hiện năm ngoái.

Là một doanh nghiệp đầu ngành trong xuất khẩu cá tra CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) cũng công bố kết quả kinh doanh 6 thấng đầu năm đạt 3.308 tỷ doanh thu, giảm 13% và lợi  nhuận sau thế đạt 367,5 tỷ đồng, giảm hơn 49,5% so với nửa đầu năm ngoái. Theo giải trình, VHC cho biết hoạt động kinh doanh công ty mẹ giảm sút do giá bán giảm và ảnh hưởng bởi COVID-19.

Trước đó, trong báo cáo thường niên, Vĩnh Hoàn công bố cả 2 kịch bản cho năm 2020. Với kế hoạch thứ nhất, doanh thu và lãi sau thuế của Vĩnh Hoàn giảm lần lượt 18% (6.450 tỷ đồng) và 32% (800 tỷ đồng) so với kết quả năm 2019. Còn với kế hoạch thứ hai, tuy đặt mục tiêu doanh thu tăng 10% (8.600 tỷ đồng), nhưng lãi sau thuế của Vĩnh Hoàn giảm 9% (1.063 tỷ đồng).

Như vậy, với con số lợi nhuận đạt được trong 6 tháng qua, Vĩnh Hoàn mới hoàn thành 46% kế hoạch cả năm trong kịch bản thấp và gần 35% trong kịch bản cao.

Tương tự CTCP Nam Việt (Navico, mã: ANV) cũng cho biết lợi nhuận quý II giảm đến 79% so với cùng kỳ còn 32 tỷ đồng và thấp nhất kể từ đầu năm 2017. Lũy kế 6 tháng doanh thu thuần giảm 14% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 79% xuống mức 75,5 tỷ đồng. Dù đã đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm sâu 72% về 200 tỷ đồng, công ty cũng mới thực hiên được 38% chỉ tiêu trong nửa đầu năm.

Chia sẻ với truyền thông, ông Doãn Chí Thiên, thành viên HĐQT Navico cho biết, COVID-19 từ khi mới khởi phát tại Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Navico, do đối tác nhập khẩu của Navico tại Thượng Hải tạm ngừng đặt hàng. Tại EU, các nước đóng cửa biên giới, nhưng đi bằng đường biển vẫn duy trì nên Navico vẫn tiêu thụ được hàng, song số lượng không được như trước.

Không chỉ riêng các công ty nói trên mà CTCP xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (mã: KSE) cũng đề ra kế hoạch lãi sau thuế năm 2020 giảm mạnh 83% so với kết quả năm trước, xuống chỉ còn 1,2 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I ( mã: IDI ) có lợi nhuận quý II giảm 61% về mức 26 tỷ đồng. Công ty cho biết dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu cá tra fille đông lạnh khi thị trường bị gián đoạn, giá xuất khẩu giảm mạnh.

Lợi nhuận 6 tháng giảm đến 82% so với cùng kỳ, còn hơn 40 tỷ đồng. Năm 2020, công ty muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời liên kết với các hộ nuôi để chủ động được khoảng 90–95% nguồn nguyên liệu. Dù vậy kế hoạch lợi nhuận cả năm giảm 39% xuống 160 tỷ đồng, do đó tỷ lệ thực hiện kế hoạch mới đạt 25% sau nửa năm.

Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút mạnh, đơn cử như CTCP Camimex Group (mã: CMX). Công ty này ghi nhận doanh thu thuần quý II/2020 tăng 30% lên 426,5 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 17,8 tỷ đồng, giảm đến 62% so với cùng kỳ.

Giải trình về kết quả kinh doanh, lãnh đạo Caminex đánh giá, ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu dẫn đến việc dãn cách và cấm vận tại các nước trong việc phòng chống đại dịch, logistics bị hạn chế và việc gia tăng thêm các chi phí phòng dịch làm cho giá thành sản phẩm tăng cao.

CTCP Xuất nhật khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã: ACL), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã: ABT) và CTCP Thủy sản MeKong (mã: AAM) cũng cùng chung số phận khi doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút mạnh so với cùng kỳ.

Tại BCTC hợp nhất quý II/2020, Thuỷ sản Cửu Long An Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt 241,5 tỷ đồng, giảm 35% so với kết quả quý II/2019. Trừ đi giá vốn, các chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn 4 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự Thuỷ sản Cửu Long An Giang, lãi ròng Thuỷ sản Bến Tre quý II/2020 cũng chỉ còn 9,8 tỷ đồng, giảm 37% so với quý II/2019. Còn Thủy sản MeKong thậm chí đã phải ghi nhận lỗ sau thuế trong khi cùng kỳ năm trước lãi 3,7 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này được Thuỷ sản Mekong lý giải là do doanh thu thuần về bán hàng dịch vụ giảm 26 tỷ đồng (chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu giảm mạnh).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...