Sản xuất cà phê sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mới của EU

Kể từ ngày 31/12/2024, EU cấm việc bán cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng hoặc đất bạc màu đã bị cấm sản xuất…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
7 tháng đầu năm 2023, lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,12 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2022
7 tháng đầu năm 2023, lượng cà phê xuất khẩu đạt 1,12 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2022

Liên minh châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù có nhu cầu cao về cà phê, song thị trường EU ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng.

Đặc biệt, Ủy ban châu Âu đã ban hành Dự luật Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng hoặc suy thoái rừng.

Quy định của EU yêu cầu 100% sản phẩm cà phê xuất khẩu vào thị trường này phải có thông tin định vị (GPS) của trang trại sản xuất cà phê, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám.

Đề xuất phía EU, cũng dán nhãn các quốc gia trồng cà phê là có rủi ro thấp hoặc rủi ro cao. Cà phê từ các vùng có rủi ro cao phải đáp ứng các yêu cầu thẩm định nhiều hơn so với các vùng có rủi ro thấp. Quy định nhằm giải quyết nạn phá rừng cũng như giúp bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và đa dạng sinh học.

Theo đó, phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong quy định này gồm: Gia súc, cacao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm như da, lốp xe, hoặc đồ nội thất.

Đồng thời, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng nêu trên vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

202009290930-natural-coffee-processing-method-2.jpg
EU cấm kinh doanh cà phê có nguồn gốc từ đất bị phá rừng

Kể từ ngày 29/6/2023, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.

Do vậy, đối với ngành cà phê, các nhà xuất khẩu phải đảm bảo họ không lấy nguồn cà phê từ đất bị phá rừng hoặc suy thoái. Chỉ khi đó, họ mới có thể xuất khẩu cà phê sang Liên minh châu Âu (EU). Việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số là rất quan trọng để đáp ứng quy định về sản phẩm không phá rừng theo quy định.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay phần lớn diện tích cà phê cơ bản đáp ứng những tiêu chuẩn của EUDR. Việc tuân thủ quy định EU là cơ hội để phát triển ngành cà phê phát triển một cách bền vững hơn, có trách nhiệm với toàn cầu. Đồng thời sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn tại EU so với mặt hàng nông sản cùng loại từ các quốc gia chưa thích ứng được với quy định này.

Cũng theo phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, một khía cạnh quan trọng khác của quy định này là tăng khả năng truy xuất nguồn gốc. Đối với ngành cà phê, truy xuất nguồn gốc liên quan đến việc liên kết dữ liệu với một cá nhân hoặc một nhóm nhà sản xuất. Truy xuất nguồn gốc làm tăng yêu cầu thu thập dữ liệu cho tất cả các tác nhân trong chuỗi.

Việc thu thập dữ liệu là cần thiết ở mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng nếu các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê muốn duy trì hoạt động tại thị trường EU. Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng cà phê, các tác nhân trong chuỗi cung ứng cần ghi lại dữ liệu mỗi khi hạt cà phê thay đổi chủ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm