Sáng 7/9, không có ca mắc COVID-19 mới, một số tuyến giao thông đến Đà Nẵng hoạt động trở lại

Bản tin sáng ngày 7/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Việt Nam vẫn có 1.049 bệnh nhân.
Sáng 7/9, không có ca mắc COVID-19 mới, một số tuyến giao thông đến Đà Nẵng hoạt động trở lại

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 07/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 06/9 đến 6h ngày 07/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 39.975, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 903

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.746

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.326

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị-  Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 815 bệnh nhân bệnh nhân COVID-19/ 1.049 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại 19 cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 27 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 24 ca, số ca âm tính lần 3 là 35 ca.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, hiện nay còn có 03 bệnh nhân tại BV Dã chiến Hoà Vang, mặc dù đã công bố khỏi COVID-19 do kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch là 416, 888, 763. Riêng bệnh nhân  416 vẫn trong tình trạng ECMO phổi nhân tạo, bệnh nhân 888 lâm sàng  có cải thiện.

Hiện có 6 trường hợp có tiên lượng rất nặng và tử vong, chiếm (2,9%) trong tổng số bệnh nhân đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 5/6 trường hợp (2,4%), và tiên lượng tử vong là 1 trường hợp (0,5%).

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. 

Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Từ 0 giờ ngày 7/9, khôi phục hoạt động của máy bay, tàu lửa, ô tô đi, đến Đà Nẵng

Trên cơ sở công văn đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản 8777/BGTVT-VT quyết định khôi phục 100% tần suất hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách đi, đến thành phố Đà Nẵng từ 0 giờ ngày 7/9.

Đây là động thái nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu đi, đến thành phố Đà Nẵng của người dân, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; đồng thời để tháo gỡ khó khăn, sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và vẫn bảo đảm hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ, hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách đi, đến Đà Nẵng.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể: giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện khôi phục 100% tần suất hoạt động khai thác của các phương tiện vận tải hành khách (ô-tô, tàu hỏa, tàu bay, phương tiện thủy…) đi, đến thành phố Đà Nẵng để hoạt động vận tải trở lại bình thường.

Đồng thời, phải bảo đảm các nguyên tắc thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải hành khách đi, đến thành phố Đà Nẵng.

Đối với các phương tiện vận tải hành khách (ô-tô, tàu hỏa, tàu bay, phương tiện thủy…) xuất phát từ thành phố Đà Nẵng, yêu cầu thực hiện giãn cách ghế trên phương tiện, bảo đảm phòng, chống COVID-19 trên các phương tiện giao thông.

Xem thêm

Sáng 5/9, không có ca mắc COVID-19 mới

Sáng 5/9, không có ca mắc COVID-19 mới

Bản tin 6h sáng ngày 5/9 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy 12h trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Chiều 5/9, không có ca mắc COVID-19 mới

Chiều 5/9, không có ca mắc COVID-19 mới

Bản tin chiều 5/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Trong ngày 19 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng số ca khỏi tại Việt Nam lên 805 ca.
Đã 36h không có mắc COVID-19 mới

Đã 36h không có mắc COVID-19 mới

Bản tin sáng ngày 6/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Như vậy đã 36h trôi qua, Việt Nam không có ca bệnh COVID-19 nào.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…