Sáng 9/8: Thêm 5.155 ca mắc COVID-19

Bản tin dịch COVID-19 sáng 9/8 của Bộ Y tế cho biết có thêm 5.155 ca mắc COVID-19 tại 22 tỉnh, thành phố, trong đó TPHCM nhiều nhất với 2.349 ca, Bình Dương 1.725 ca. Hơn 9,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm chủng tại Việt Nam.
Sáng 9/8: Thêm 5.155 ca mắc COVID-19

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

Tính từ 18h30 ngày 08/8 đến 6h ngày 09/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.155 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 5.140 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.349), Bình Dương (1.725), Long An (287), Đồng Nai (183), Bà Rịa - Vũng Tàu (177), Tây Ninh (157), Vĩnh Long (57), An Giang (37), Phú Yên (31);

Cần Thơ (27), Kiên Giang (19), Đồng Tháp (18), Thừa Thiên Huế (17), Hậu Giang (15), Gia Lai (14), Đắk Nông (14), Hải Dương (5), Hà Nội (4), Lào Cai (1), Sơn La (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1) trong đó có 786 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Tính đến sáng ngày 09/8, Việt Nam có 215.560 ca nhiễm trong đó có 2.360 ca nhập cảnh và 213.200 ca nhiễm trong nước.

- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 211.630 ca, trong đó có 68.723 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 02/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 71.497 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 501 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến sáng 9/8

- Cả thế giới có 203.394.686 ca mắc, trong đó 182.697.482 khỏi bệnh; 4.306.521 tử vong và 16.390.683 đang điều trị (98.893 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 460.640 ca, tử vong tăng 7.495 ca. - Châu Âu tăng 92.201 ca; Bắc Mỹ tăng 53.018 ca; Nam Mỹ tăng 25.238 ca; châu Á tăng 256.263 ca; châu Phi tăng 31.167 ca; châu Đại Dương tăng 953 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 78.732 ca, trong đó: Indonesia tăng 26.415 ca, Malaysia tăng 18.688 ca, Thái Lan tăng 19.983 ca, Philippines tăng 9.671 ca, Myanmar tăng 3.027 ca, Campuchia tăng 556 ca, Lào tăng 260 ca, Singapore tăng 78 ca, Đông Timor tăng 54 ca.

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 7.155.030 mẫu cho 20.039.862 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày có 514.503 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 9.405.819 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Bộ Y tế có công văn hoả tốc gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực.

- Bộ Y tế có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành yêu cầu tăng cường sử dụng Tele-health (chăm sóc sức khỏe từ xa) trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

- Ngày 08/8, Bộ Y tế tiến hành phân bổ lô thuốc Remdesivir (đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID-19 nặng, thở máy/ECMO…) đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

Toàn bộ lô thuốc vừa về TP. HCM và các lô tiếp theo sẽ được Bộ Y tế phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 của TP. HCM và các tỉnh phía Nam nhằm sử dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở nơi đang có nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng. Nếu tình huống các tỉnh khác cần sẽ điều chỉnh sau.

- Bệnh viện điều trị COVID-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức và Bệnh viện điều trị COVID-19 Nguyễn Trãi tham gia vào hệ thống phân tầng điều trị COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

- Từ cuối tháng 6/2021, TP. Hồ Chí Minh đã chủ động thành lập bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID số 1, đến nay đã có 15 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị và 42 bệnh viện, cơ sở được thiết lập trên địa bàn.

Xem thêm

Nhật ký chống dịch Covid-19: Khi hơi thở hóa thinh không

Nhật ký chống dịch Covid-19: Khi hơi thở hóa thinh không

Chứng kiến những khó khăn vất vả để giành giật sự sống cho bệnh nhân không phải để chúng ta sợ hãi mà chúng ta có thể nhận ra cuộc sống này đáng giá và đáng quý đến nhường nào, chúng ta biết cách sẽ phải sống như thế nào…
Nhật ký chống dịch Covid-19: Trao bữa cơm - Ấm niềm tin

Nhật ký chống dịch Covid-19: Trao bữa cơm - Ấm niềm tin

Xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) - Một miền quê bấy lâu sống trong cảnh thanh bình, không ồn ào khói bụi, không tấp nập xe cộ bất chợt “dậy sóng” khi loa phóng thanh xã thông báo có trường hợp dương tính với Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…