Sắp ban hành Nghị định về Fintech cho ngành ngân hàng

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng - tài chính theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo...
Sắp ban hành Nghị định về Fintech cho ngành ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến mở rộng đối với dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến cơ quan quản lý tài chính – tiền tệ của nhiều quốc gia phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT), đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà đầu tư…

Ngoài ra, cũng như nhiều cơ quan quản lý trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước và một số cơ quan liên quan cũng đang gặp phải những thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty Fintech cung ứng hoặc tham gia, hợp tác cung ứng dịch vụ, giải pháp trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như cho vay ngang hàng (P2P Lending), thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới, quản lý tài chính cá nhân, chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng (API), chấm điểm tín dụng (Credit scoring),...

Trong quá trình vận hành khung khổ này sẽ cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.

“Các mảng, lĩnh hoạt động này của các công ty Fintech kể trên hầu hết hiện chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, do đó tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Thêm vào đó, xu hướng phát triển đan xen cùng hợp tác - cạnh tranh nêu trên đặt ra nhiều vấn đề thách thức về mặt chính sách, quy định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cân đối giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tài chính truyền thống và công ty Fintech với đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Do đó, cần sớm xây dựng một khung khổ quản lý dưới hình thức Nghị định quy định đối với hoạt độngFintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.

Trên cơ sở đó, mục đích xây dựng Nghị định nhằm quy định các chuẩn mực, nguyên tắc cho sự vận hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, đề ra các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chí xét duyệt, biện pháp kiểm soát đối với việc thử nghiệm các giải pháp Fintech đổi mới sáng tạo tham gia vào Cơ chế thử nghiệm.

Đồng thời sử dụng thông tin, kết quả của Cơ chế thử nghiệm để sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, ban hành quy định mới, cải cách khung khổ pháp lý của ngành ngân hàng theo hướng thích ứng, tạo thuận lợi cho hoạt động Fintech.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam dựa trên ứng dụng công nghệ, giải pháp Fintech; thúc đẩy tài chính toàn diện theo hướng ứng dụng công nghệ, giải pháp Fintech nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ ngân hàng - tài chính.

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo ra một cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng - tài chính mới dựa trên ứng dụng công nghệ, mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo.

Nghị định mới sẽ cho phép các tổ chức tín dụng, công ty Fintech được thử nghiệm các giải pháp Fintech chưa có khung khổ pháp lý điều chỉnh trong một môi trường có kiểm soát đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý, hoạt động thử nghiệm chịu giới hạn về phạm vi, quy mô, thời gian thử nghiệm và có cơ chế phòng ngừa, hạn chế rủi ro phát sinh.

Nghị định sẽ được xây dựng dựa trên một số quan điểm, nguyên tắc định hướng, cụ thể như sau: bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo; cân bằng giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, với đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa rủi ro; đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các nhóm đối tượng khác nhau, gồm tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các công ty Fintech có liên quan; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành và triển khai vận hành Cơ chế thử nghiệm sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành; đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

Trên cơ sở nghiên cứu các thông lệ tốt nhất về chính sách quản lý hoạt động Fintech trên thế giới, căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động Fintech, Ngân hàng Nhà nước đề xuất, hoàn thiện Dự thảo Nghị định với quan điểm phòng ngừa rủi ro trong phạm vi có kiểm soát mà không hạn chế, triệt tiêu hoàn toàn các rủi ro, từ đó rút ra những bài học quản lý hiệu quả, hướng đến xây dựng một khuôn khổ pháp lý thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...