Cuộc đua ngân hàng số: Đúng xu thế nhưng không hề đơn giản!

Số hóa trong các hoạt động ngân hàng là xu hướng tất yếu để các ngân hàng tồn tại và phát triển, đặc biệt là dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây là “cuộc chơi” không hề đơn giản.
Cuộc đua ngân hàng số: Đúng xu thế nhưng không hề đơn giản!

Trong báo cáo về Ngân hàng số khu vực Châu Á Thái Bình Dương đến năm 2025, Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang xây dựng kế hoạch đầu tư vào kỹ thuật số cao nhất từ trước đến nay.

IDC dự báo, giao dịch ngân hàng bằng điện thoại di động tại Việt Nam sẽ tăng 400% đến năm 2025. Dự kiến Top 8 ngân hàng Việt sẽ có mức tăng trưởng tài khoản mới là 50%, nhờ việc ứng dụng công nghệ thông minh trong việc tạo tài khoản cho khách hàng.

Xu thế tương lai

Tại phiên đối thoại chính sách về thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 16, lãnh đạo của các ngân hàng khu vực ASEAN đều đồng tình với quan điểm, đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên xét từ góc độ nào đó, các khó khăn do đại dịch gây ra đang trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính sẽ là giải pháp hàng đầu cho thúc đẩy tài chính toàn diện cũng như giúp giảm thiểu các tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn đại dịch.

Theo nghiên cứu của RFi, sau dịch COVID-19, mỗi tuần có khoảng 71% người tiêu dùng trên toàn cầu sử dụng các kênh ngân hàng kỹ thuật số, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức sử dụng hàng ngày tăng 6% so với cùng thời kỳ.

Đối với Việt Nam, số liệu thống kê của Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho thấy, Việt Nam hiện có 88,5 triệu tài khoản ngân hàng, song mới chỉ có 63,7% người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam là rất cao. Do đó, đây là “vùng đất hứa” cho các ngân hàng phát triển nền tảng số.

Thực tế, tỷ lệ người dùng dịch vụ ngân hàng số ở các ngân hàng cũng đang tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Có thể lấy ví dụ trường hợp của TPBank, lượng người dùng dịch vụ ngân hàng số của ngân hàng đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, trung bình hơn 30% mỗi năm.

Đặc biệt là sau khi NHNN đã cho phép khoảng 10 ngân hàng thương mại cổ phần thí điểm áp dụng dụng eKYC trong hoạt động. Có thể kể đến như VPBank, ngân hàng này cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán 100% online để thực hiện giao dịch ngay không cần chờ đợi.

Đại diện VPBank cho hay, từ khi triển khai tới nay, đã có khoảng 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% so với dự tính của cả năm 2020. Tương tự, tại HDBank, chỉ sau 1 tháng triển khai kể từ ngày 1/8/2020, phương thức xác thực eKYC trên App HDBank đã thu hút gần 15.000 khách hàng đăng ký.

Ngoài ra, các ngân hàng khác như Viet Capital Bank, NCB, BIDV, Vietcombank... cũng bắt kịp xu hướng cho ra mắt nhiều sản phẩm số tiết kiệm thời gian, chi phí, cho cả phía khách hàng và ngân hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Theo nghiên cứu của RFI, sau dịch Covid-19, mỗi tuần có khoảng 71% người tiêu dùng trên toàn cầu sử dụng các kênh ngân hàng số kỹ thuật số, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mức sử dụng hàng ngày tăng 6% so với cùng kỳ. 

Nhưng cũng nhiều rủi ro

Lợi ích của ngân hàng số là không thể phủ nhận nhưng có một điểm quan trọng nhất khi chuyển đổi số trong ngành ngân hàng chính là sự bảo mật, đặc biệt là bảo mật dữ liệu khách hàng - đây là vấn đề không hề đơn giản khi phải đối mặt với nhiều thách thức từ các tội phạm công nghệ, thủ đoạn giả mạo.

Các thủ đoạn mà tội phạm sử dụng rất đa dạng và tinh vi, có thể kể đến như: trộm cắp danh tính, tạo website giả mạo, cổng thanh toán để “bẫy” người dùng, tấn công bằng mã độc, phần mềm gián điệp, lợi dụng hệ thống thanh toán Swift...

Một trong những thủ đoạn phổ biến gần đây khiến nhiều người sập bẫy từng được Vietcombank cảnh báo là kẻ gian mạo danh cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát thông báo khách hàng có liên quan đến vụ án buôn lậu, rửa tiền hoặc mua bán ma túy và yêu cầu khách hàng chuyển tiền tới tài khoản của cơ quan công an (giả mạo) để tạm giữ, phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, NHNN cũng đã ban hành khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động công nghệ thông tin, bản thân các ngân hàng cũng đầu tư rất nhiều cho các giải pháp an toàn nhưng hoạt động tấn công, xâm nhập, các hình thức gian lận, tội phạm vẫn diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như tâm lý của người sử dụng.

Do đó, trước khi chuyển đổi số các ngân hàng cũng buộc phải tính toán về tính bảo mật, kiểm soát rủi ro, và bảo vệ thông tin của khách hàng trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, về phía nhà điều hành, NHNN cũng cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với các sản phẩm, dịch vụ mới, tạo nên môi trường pháp lý hoàn thiện.

Đặc biệt là khung đánh giá rủi ro an toàn thông tin theo thông lệ quốc tế để nâng cao công tác thanh, kiểm tra tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật tại các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán. Cần thiết có một bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin tại chính các ngân hàng.

Để phát huy được hiệu quả tối đa nỗ lực của cơ quan chức năng, về phía các ngân hàng thương mại cũng cần đầu tư nhiều giải pháp liên quan đến công nghệ để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập, tấn công mạng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...