Sắp đạt 1 tỷ người dùng, Telegram chuẩn bị có thêm nhiều tiện ích mới

Telegram đang lên kế hoạch ra mắt nhiều tiện ích mới khi sắp đạt mốc 1 tỷ người dùng, hứa hẹn mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý…

Sắp đạt 1 tỷ người dùng, Telegram chuẩn bị có thêm nhiều tiện ích mới

Tỷ phú đứng sau Telegram, Pavel Durov mới đây đã cho biết, ứng dụng này đã đạt 950 triệu người dùng và đặt mục tiêu vượt qua con số 1 tỷ trong năm 2024. Bên cạnh đó, nhiều tiện ích mới trong ứng dụng sẽ được ra mắt trong thời gian tới.

Sắp đạt ngưỡng con số 1 tỷ người dùng, người đứng đầu Telegram đã tiết lộ trên trang Telegram cá nhân của mình rằng công ty đang có kế hoạch tạo ra nhiều tiện ích mới trong ứng dụng này.

Theo đó, Telegram sử dụng các ứng dụng web chạy bên trong, được gọi là mini-apps. Các ứng dụng này được hoạt động trực tiếp trong Telegram, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng mà không cần cài đặt chúng trên thiết bị của họ.

Bên cạnh đó, Telegram cũng sẽ tăng cường nỗ lực chống lại những kẻ lừa đảo tìm cách lừa đảo những người mới tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa. Telegram sẽ sớm bắt đầu hiển thị thời gian đăng ký và quốc gia chính cho các tài khoản công khai, tương tự như Instagram.

the-latest-version-of-telegram-40-app-with-new-features-3106.jpg

Ra đời vào năm 2013, Telegram có trụ sở tại Dubai. Trong vòng 10 năm phát triển, nhà sáng lập ứng dụng này cho hay nền tảng đã thu hút hơn 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Kể từ khi đạt con số 500 triệu người dùng vào năm 2021, tới nay, Telegram vẫn luôn được nhiều người dùng sử dụng.

Công ty này hiện có doanh thu hàng trăm triệu USD, nhờ vào việc cho phép tính năng quảng cáo và đăng ký gói trả tiền vào năm 2022. Nhà sáng lập Telegram nhận định, ứng dụng này được định giá hơn 30 tỷ USD từ các nhà đầu tư tiềm năng.

Thời điểm hiện tại, Telegram không có nhiều đối thủ ngoài cái tên lớn nhất là WhatsApp nằm trong tay của Meta, hiện đang có 1,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Telegram từng là ngôi nhà chung của cộng đồng tiền điện tử, sau đó đã trở thành một hiện tượng với sự phát triển nổi bật nhờ các tính năng nhắn tin bảo mật mã hóa đầu cuối.

Không chỉ thu hút cộng đồng crypto, nền tảng này cũng đã trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng đối với các chính phủ, quan chức và người dùng trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra “báo động đỏ” rằng ứng dụng không được kiểm duyệt, Telegram vẫn còn là một điểm nóng cho các hoạt động tội phạm, lừa đảo và nội dung cực đoan. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo về sự xuất hiện của thông tin sai lệch, khiêu dâm và thậm chí các nội dung liên quan đến khủng bố trên nền tảng này.

Mặc dù Telegram đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ và tự do ngôn luận trực tuyến, nhưng vấn đề về kiểm duyệt và quản lý nội dung vẫn tiếp tục là một thách thức lớn đối với nền tảng này trong bối cảnh ngày càng nghiêm ngặt hơn về an ninh mạng và quản lý thông tin trên mạng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...