Sau cơn bão trà sữa, Đài Loan bắt đầu đổ bộ vào ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Nhiều hoạt động sản xuất tiên tiến từ Đài Loan sẽ được chuyển dịch sang Việt Nam trong vài thập kỷ tới...

Sau cơn bão trà sữa, Đài Loan bắt đầu đổ bộ vào ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Đài Loan sang ASEAN là trà sữa trân châu. Món đồ uống đặc trưng của hòn đảo này đã trở thành mặt hàng chủ lực tại các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán mang đi ở khắp ASEAN, với tổng doanh số hàng năm ước đạt 3,7 tỷ USD. Việt Nam, với dân số 100 triệu người, đã đóng góp 362 triệu USD vào doanh số này, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan.

Thế nhưng món thức uống kết hợp trà, sữa và trân châu đó chưa phải là câu chuyện thành công duy nhất của Đài Loan tại Đông Nam Á.

ĐIỂM ĐẾN CỦA DÒNG VỐN ĐÀI LOAN

Thương mại giữa ASEAN và Đài Loan đạt 117 tỷ USD vào năm 2023, trong đó, các nền kinh tế ASEAN chiếm 17,6% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan.Kể từ đại dịch Covid-19, hành lang thương mại của cả hai thị trường đã được nâng lên tầm cao mới, phần lớn là do sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện tử. Xuất khẩu từ Đài Loan sang Thái Lan đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2019, trong khi xuất khẩu sang Singapore và Malaysia đều lần lượt tăng hơn 60%.

Trong đó, Việt Nam nổi lên như là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2023, vốn đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam đã tăng gấp bốn lần so với năm 2022, đạt cột mốc 2,2 tỷ USD.

Tính đến nay, Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ tư của Việt Nam, có gần 3.200 dự án với tổng vốn đăng ký vượt 39,5 tỷ USD. Ngoài ra, Đài Loan đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương hàng năm hiện nay đạt 25 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, có tổng cộng 39 dự án đầu tư mới từ Đài Loan vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực điện tử, may mặc và thiết bị điện, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 513,37 triệu USD, tương đương 49% tổng vốn FDI của Đài Loan trong giai đoạn này.

Nhìn xa hơn, rõ ràng thế mạnh của Đài Loan trong lĩnh vực công nghệ khiến họ trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của tương lai. Và cơ hội này mang tính tương hỗ, khi mà các doanh nghiệp Đài Loan có thể tăng cường liên kết thương mại của họ tại ASEAN, thì các công ty công nghệ quốc tế ngày càng xem Đài Loan như một đối tác đầu tư hấp dẫn để hiện thực hóa các đổi mới công nghệ ​trên quy mô lớn.

LIÊN KẾT BỀN CHẶT

Đài Loan nổi tiếng là thị trường dẫn đầu thế giới về điện tử và chất bán dẫn, chiếm hơn 70% thị phần chip cao cấp.Các công ty Đài Loan sản xuất hơn 80% máy tính cá nhân và 90% máy chủ trên thế giới.

Cùng lúc đó, Việt Nam sở hữu ngành công nghiệp bán dẫn được dự đoán sẽ đạt giá trị 20-30 tỷ USD vào năm 2030, với tham vọng trở thành mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Việt Nam đã bắt đầu hiện thực hóa khát vọng đó bằng cách ban hành các chính sách tập trung vào thu hút FDI chất lượng cao và tăng cường đào tạo.

Việt Nam cũng sở hữu một lực lượng lao động trẻ dồi dào, có tay nghề cao. Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, thị trường tiêu thụ đang tăng trưởng, chi phí vận hành cạnh tranh, và trên hết là đã ký kết nhiều Hiệp định tự do thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Đây chính là lúc cả hai đối tác thương mại tìm thấy nhau. Việt Nam đã trở thành quốc gia nhận đầu tư từ Đài Loan lớn thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore. Chi nhánh Bình Dương của Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam có hơn 600 thành viên, nhiều nhất trong số các Hiệp hội Thương mại dành cho các công ty Đài Loan trên toàn thế giới. Ngược lại, có đến hơn 250.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Đài Loan.

Gần đây, các công ty Đài Loan đã đẩy mạnh đầu tư vào các thiết bị điện tử tiên tiến hơn. Những khoản đầu tư như vậy sẽ giúp Việt Nam nâng cao trình độ của lực lượng lao động, gia tăng chuỗi giá trị sản xuất và thu hút các nhà cung ứng khác.

SỨC HẤP DẪN CỦA VIỆT NAM

Đất nước 100 triệu dân này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Đài Loan nhờ các yếu tố cơ bản vững chắc và sự tương đồng về văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Việt Nam hiện đã quen thuộc với những gã khổng lồ Đài Loan trong lĩnh vực điện tử như Foxconn, Pegatron, Qisda, Compal, Quanta và Wistron. Hay mới đây, Việt Nam vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 250 triệu đô la Mỹ từ Tripod Technology vào tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Với sự chuyển dịch then chốt từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang những lĩnh vực sử dụng lao động có kỹ năng và trình độ cao, chính phủ Việt Nam đang đưa ra các chính sách ưu đãi dành cho các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thu hút nhiều khoản đầu tư chất lượng hơn và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Đài Loan.

Do mức độ chuyên môn hóa, sở hữu trí tuệ và chi phí vốn cần thiết, các hoạt động sản xuất phức tạp nhất – chẳng hạn như sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất – có khả năng vẫn sẽ được đặt tại Đài Loan trong tương lai gần. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi ngày càng nhiều các hoạt động sản xuất tiên tiến sẽ chuyển dịch đến ASEAN và Việt Nam trong những thập kỷ tới, khi nhu cầu tăng cao và chuỗi cung ứng tại khu vực ngày càng phát triển hơn.

Bản thân Việt Nam đã chứng kiến ​​sự phục hồi mạnh mẽ và lan rộng của nền kinh tế, đưa mức tăng trưởng GDP trong quý 2/2024 đạt 6,9% và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong nửa đầu năm 2024 lên đến 6,42%, đây là cột mốc cao thứ hai trong vòng 5 năm trở lại đây.

Kết quả vượt ngoài mong đợi này đã cho thấy rằng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cả năm 2024 là 6,5%, có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN. Những yếu tố này đã làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm các doanh nghiệp Đài Loan.

Bà Daphne Lee, Giám đốc Khối Dịch vụ, HSBC Đài Loan

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc Khối Dịch vụ, HSBC Việt Nam

Xem thêm

Các diễn giả thảo luận về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 4.0 cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bộ, tối ưu các ngành công nghệ cao cho Đồng bằng sông Cửu Long

Lần đầu tiên một diễn đàn cấp cao được tổ chức với sự kết hợp giữa giới học thuật với giới doanh nghiệp thực chiến để nghiên cứu, đề xuất mô hình tối ưu cho việc ứng dụng đồng bộ, cộng hưởng các công nghệ lõi của Cách mạng công nghệ 4.0 vào Đồng bằng sông Cửu Long…

Có thể bạn quan tâm

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Theo nhận định của ABS, tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed. ABS cũng thiên về kịch bản VN-Index đi ngang trong biên độ 1.165 - 1.185 đến 1.300 điểm...

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.

Lịch tắt sóng 2G được hoãn đến 15/10

Lịch tắt sóng 2G được hoãn đến 15/10

Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định hoãn thời gian tắt sóng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu người dùng còn lại trong bối cảnh cơn bão Yagi và các vấn đề về cung cấp thiết bị 4G…

Bắc Ninh sắp có dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam

Thêm 1,8 tỷ USD của Samsung sắp chảy vào Bắc Ninh

Chỉ vài ngày nữa, tỉnh Bắc Ninh sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màn hình và linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD...