Sau soát xét, Nhựa Đông Á báo lỗ tăng thêm 42 tỷ đồng

So với báo cáo tự lập, Tập đoàn Nhựa Đông Á ghi nhận lỗ ròng 6 tháng đầu năm 2023 tăng thêm gần 42 tỷ đồng, lên mức gần 166 tỷ đồng sau soát xét…

Sau soát xét, Nhựa Đông Á báo lỗ tăng thêm 42 tỷ đồng
Sau soát xét, Nhựa Đông Á báo lỗ tăng thêm 42 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán: DAG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên 2023. Đáng chú ý, so với báo cáo tài chính tự lập, Nhựa Đông Á ghi nhận lỗ sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 tăng thêm 42 tỷ đồng lên mức 166 tỷ đồng sau soát xét.

Nguyên nhân chủ yếu do chi phí giá vốn hàng bán tăng 4% lên gần 977 tỷ đồng khiến Nhựa Đông Á chuyển từ lãi gộp 20 tỷ đồng sang lỗ gộp hơn 17 tỷ đồng sau kiểm toán.

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2023 sau kiểm toán giảm so với báo cáo tự lập của công ty là do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nhất là các ngành liên quan đến bất động sản, doanh thu sụt giảm nên công ty đã tiến hành thêm khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho để phản ánh đúng hơn về lợi nhuận thực tế của công ty.

Trong khi cùng kỳ năm trước có lãi ròng hơn 8 tỷ đồng thì kết quả kinh doanh doanh nửa đầu năm nay của Nhựa Đông Á ảm đạm do doanh thu thuần giảm nhanh hơn giá vốn. Thêm vào đó, chi phí lãi vay và chi phí vận hành đều tăng vọt.

Nhựa Đông Á cho biết kết quả thua lỗ của công ty do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể, nguồn nhập nguyên vật liệu, bao gồm cả nhập khẩu và trong nước tăng cao do giá thành nguyên vật liệu tăng cao, chi phí liên quan đến nhập khẩu tăng, chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra, quá trình lưu trữ hàng hóa và sản xuất tạo ra nhiều phế liệu dẫn đến hàng bị hư hỏng nhiều nên giá trị xuất bán phế liệu thấp nhưng chi phí nguyên vật liệu cao.

Bên cạnh đó, với doanh thu sụt giảm mạnh (giảm gần 23%) trong khi các chi phí cố định để vận hành nhà máy tăng đáng kể… dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp không giảm so với doanh thu đạt được. Hàng tồn kho chậm luân chuyển tăng nên công ty tiến hành trích lập dự phòng toàn tập đoàn khoảng 35 tỷ đồng.

Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến công nợ khó có khả năng thu hồi được, thậm chí nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ, nên quý 2/2023, công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu. Từ đó, chi phí quản lý tăng đáng kể do trích lập dự phòng khoảng 88 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Nhựa Đông Á không đổi so với đầu năm, đạt gần 2.170 tỷ đồng, trong đó 471 tỷ là các khoản phải thu ngắn hạn (đã trích lập dự phòng nợ xấu 87,2 tỷ) và 932 tỷ đồng giá trị tồn kho (đã trích lập dự phòng giảm giá 35,3 tỷ). Nợ phải trả của công ty tăng lên mức gần 1.650 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm nợ ngắn hạn là 1.436 tỷ đồng, chiếm 87% tổng nợ. Vay nợ tài chính của Nhựa Đông Á là gần 1.180 tỷ đồng.

Đáng chú ý tại báo báo tài chính vừa công bố, bên kiểm toán bên kiểm toán đưa ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty TNHH Nhựa Đông Á – công ty con của DAG do khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm 2023 âm hơn 151 tỷ đồng và công ty bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 7/9/2023. Đồng thời nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của DAG là gần 90 tỷ đồng.

Trước đó, Tập đoàn Nhựa Đông Á thông báo nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục Thuế Thành phố Hà Nội liên quan đến vi phạm kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng và hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp vượt mức, không đúng thời điểm với tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế là 1,1 tỷ đồng.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã có quyết định đưa cổ phiếu DAG vào diện cảnh báo kể từ ngày 21/9/2023 do tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Ảnh chụp Màn hình 2023-09-20 lúc 20.22.11.png
Diễn biến giá cổ phiếu DAG trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/9, giá cổ phiếu này tăng 1,21% lên 4.180 đồng/cổ phiếu và giảm 12% trong tuần qua. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 252 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...