Tại đại hội cổ đông vừa qua, Tổng Giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn cho biết, SCB hiện đang đàm phán để bán cổ phần cho 1 nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn huy động được sẽ giúp củng cố các sản phẩm tài chính mà SCB cung cấp cũng như giúp đẩy tăng tốc độ xử lý nợ xấu.
Cũng theo Tổng Giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, SCB có kế hoạch bán hơn một nửa cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu mới.
Ông Văn cũng cho biết SCB đang đàm phán với 6 nhà đầu tư, bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm đến từ Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc. Đầu năm nay đã có 1 quỹ đầu tư ngoại (ông Văn không nêu tên cụ thể) đề nghị mua 15% cổ phần của SCB. Ngoài ra ngân hàng cũng đang kỳ vọng sẽ tiến xa hơn trong các cuộc đàm phán với 2 nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Quốc và Indonesia.
Theo ông Văn, SCB sẽ trình bản kế hoạch bán cổ phần lên Ngân hàng Nhà nước xin phê duyệt vào đầu năm sau và dự định sẽ hoàn tất thương vụ vào khoảng giữa năm 2018. Ngân hàng sẽ thua 1 ngân hàng quốc tế làm tư vấn, nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng trước tiên thương vụ này phải được Thủ tướng phê duyệt.
Việc bán cổ phần cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch lên sàn sau năm 2019, thời điểm quá trình tái cấu trúc SCB (được bắt đầu từ năm 2012) hoàn tất.
Được thành lập năm 2012, là kết quả hợp nhất giữa 3 ngân hàng SCB, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng Tín Nghĩa, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức 7,25% của năm 2012 xuống còn 0,68% tính đến cuối năm 2016. SCB đặt mục tiêu thu hồi 1.500 tỷ đồng nợ quá hạn trong năm nay./.
>> Ngân hàng SCB: 5 năm không chia cổ tức