SCB: Tăng trưởng bền vững theo định hướng ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả kinh doanh 2020, với tỷ lệ tăng trưởng tốt, và kết quả lợi nhuận tích cực.
SCB: Tăng trưởng bền vững theo định hướng ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại

Kết thúc năm 2020, tình hình hoạt động kinh doanh SCB đạt hiệu quả khả quan, từng bước chuyển dịch trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu với chiến lược năng động và bền vững. Tính đến 31/12/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 633.277 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 578.703 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 351.386 tỷ đồng.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2020 (riêng lẻ), SCB ghi nhận kết quả tích cực với tổng lợi nhuận (trước thuế) vượt hơn 658 tỷ đồng. Đây là hiệu quả từ chiến lược chuyển dịch mô hình kinh doanh với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu thông qua việc thúc đẩy mạnh mẽ các dịch vụ dành cho phân khúc khách hàng cá nhân.

Trải qua một năm đầy biến động và khó khăn, SCB vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, trong đó thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.775 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán gần 700 tỷ đồng, đóng góp phần lớn vào cấu phần thu nhập của ngân hàng.

Đối với hoạt động tín dụng, SCB cũng bị ảnh hưởng do tác động của dịch COVID-19, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ so với đầu năm, tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép, lần lượt là 1,16% và 0,81%. Ngân hàng ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập gần 2.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên gần 13.600 tỷ đồng.

Đặc biệt, Ngân hàng ghi nhận những kết quả vượt bậc đến từ hoạt động bảo hiểm. Với thành tích ấn tượng trong mảng kinh doanh Bancassurance trong những tháng cuối năm, SCB đã liên tục dẫn đầu thị trường, phá vỡ những kỷ lục doanh số bảo hiểm. SCB hiện là một trong những ngân hàng TMCP có tốc độ phát triển mảng Bancassurance nhanh nhất, nằm trong Top 3 thị trường, và được vinh danh là “Ngân hàng có dịch vụ bảo hiểm liên kết tốt nhất của năm - Bank Partner of The Year 2020” do Asia Advisors Network, Asia Insurance Review và LIMRA trao tặng.

Trước đó, SCB đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 5.000 tỷ đồng từ mức vốn điều lệ 15.231.688.100.000 đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 của SCB thông qua.

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh, SCB đặt mục tiêu dài hạn về việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vận hành tổ chức, theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại - trong đó, khách hàng luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Trong Quý 03/2020, SCB đã ký hợp tác “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030” với McKinsey Company Vietnam, đây là bước đi chiến lược quan trọng, giúp Ngân hàng tìm kiếm những giải pháp đột phá để tối ưu hóa nguồn lực, phát huy những lợi thế cạnh tranh và tận dụng tốt cơ hội thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...