Sẽ công bố danh mục gần 300 chuẩn bị thoái vốn trong tháng 8

Sáng ngày 21/8, tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Tài chính, với sự tham dự của hơn 170 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Nhật Bản.
Sẽ công bố danh mục gần 300 chuẩn bị thoái vốn trong tháng 8

Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, sau gần 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết Chính phủ Việt Nam đã công khai lộ trình thoái vốn cụ thể các doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, Chính phủ Việt Nam sẽ giữ lại 103 doanh nghiệp nhà nước, còn lại 137 DN sẽ tiến hành cổ phần hóa trong đó có 4 DN giữ trên 65% như VNPT, TKV, 27 DN sẽ giữ trên 51% còn lại phần lớn (106 DN) sẽ thoái đến hết vốn. Danh mục này sẽ được cập nhật bổ sung hàng năm theo hướng điều chỉnh danh sách doanh nghiệp nắm giữ chi phối thành thoái vốn hoặc bán hết.

Tháng 7 vừa qua Chính phủ Việt Nam cũng công bố năm 2017 sẽ cổ phần hóa 44 doanh nghiệp , trong đó có những DN lớn như Tập đoàn Cao Su Việt Nam có quy mô vốn 44.000 tỷ, trong năm 2018 sẽ tiến hành cổ phần hóa Mobifone, các công ty phát điện Genco 1,2,3 và tiến tới 2019, 2020 xúc tiến cổ phần hóa các tập đoàn lớn như VNPT, TKV, tổng công ty lương thực miền Bắc.

Theo ông Tiến, danh mục thoái vốn sẽ được công khai. Trong tháng này Chính phủ sẽ công bố danh mục gần 300 các DN, CTCP nhà nước đang nắm giữ chi phối để tiến tới thoái vốn, hiện nay Chính phủ đang rà soát lại danh sách này.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã công bố 750 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa niêm yết, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn nhà nước theo nguyên tắc thị trường, công khai minh bạch. Tới đây các DN sau khi cổ phần hóa phải có bản cáo bạch bằng tiếng Anh để nhà đầu tư tiếp cận nhanh nhất.

Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa DNNN, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc phát triển một cách bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam.

TTCK Việt Nam diễn biến khởi sắc trong 8 tháng đầu năm. Đến nay, mức vốn hóa thị trường đạt trên 112 tỷ USD, tăng 29% so với cuối năm 2016, tương đương 55,8% GDP, mức cao nhất kể từ khi thành lập thị trường.

Bên cạnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tính đến 30/6/2017, quy mô thị trường trái phiếu đạt gần 40% GDP, trong đó trái phiếu Chính phủ là 29,5% GDP.

Đặc biệt, với định hướng xây dựng thị trường mới với sản phẩm đầu tư mới nhằm thu hút nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, ngày 10/8/2017, Chính phủ đã khai trương thị trường chứng khoán phái sinh, với sản phẩm giao dịch đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Trong thời gian tới, các sản phẩm khác như Hợp đồng tương lai chỉ số HNX30 và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ cũng sắp được đưa vào giao dịch. Ngoài ra, trong tháng 11 năm 2017, sản phẩm chứng quyền đảm bảo sẽ được đưa vào triển khai.

Diễn biến khởi sắc của thị trường phải kể đến đóng góp từ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. TTCK tiếp tục là điểm đến hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trong đó, nhà đầu tư Nhật Bản góp vốn vào các quỹ đầu tư chứng khoán thành lập tại Việt Nam như Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital, Quỹ đầu tư cổ phiếu Dai-ichi Life Việt Nam, Quỹ thành viên Việt Nhật, Quỹ đầu tư Việt Nam đạt giá trị khoảng gần 53 triệu USD.  

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 6/2017, Nhật Bản có 3.411 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 44 tỷ USD, xếp vị trí thứ 2 trên tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam. Năm 2016, khoảng 5 tỷ USD vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và kỳ vọng con số cao hơn cho các năm tới.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng là đối tác cung cấp ODA lớn nhất của Việt Nam với mức hỗ trợ vốn vay ODA dành cho Việt Nam khoảng 200 tỷ yen/năm (1,8 tỷ USD), chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam.

 >> 63% DN Nhật Bản báo lãi khi kinh doanh tại Việt Nam năm 2016

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...