Sẽ tính toán chuyển đổi công năng khu bến cảng Tiên Sa sau 2030

Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản gửi Bộ GTVT về việc chuyển đổi công năng bến cảng Tiên Sa gắn với tiến trình đầu tư cảng Liên Chiểu.
Sẽ tính toán chuyển đổi công năng khu bến cảng Tiên Sa sau 2030

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, từ tháng 4/2022, CTCP Cảng Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất về chủ trương và có ý kiến chỉ đạo để công ty hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt “Đề án di dời, chuyển đổi công năng khu bến Tiên Sa gắn với tiến trình đầu tư khai thác khu bến Liên Chiểu”.

Trong đó, từ 2026 sẽ bắt đầu thực hiện chuyển đổi công năng bến cảng Tiên Sa thành cảng du lịch. 

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đề nghị Bộ GTVT ủng hộ công ty được chỉ định là nhà đầu tư, khai thác 2 bến khởi động khu bến cảng Liên Chiểu (theo Luật Đấu thầu).

Theo quyền Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Đình Việt, tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Tiên Sa sau năm 2030 sẽ từng bước chuyển đổi công năng thành bến cảng du lịch phù hợp với tiến trình đầu tư khai thác khu bến Liên Chiểu.

Do vậy, việc xây dựng kế hoạch, phương án khả thi, chi tiết để sau năm 2030 từng bước chuyển đổi công năng khu bến Tiên Sa là cần thiết.

Cơ quan này cũng khẳng định ủng hộ việc CTCP Cảng Đà Nẵng (đang là chủ đầu tư khai thác khu bến cảng Tiên Sa) tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án nêu trên, trình các cấp thẩm quyền xem xét theo quy định.

Tuy nhiên, Cục Hàng hải VN bày tỏ sự không đồng ý với thời điểm đề xuất chuyển công năng bến Tiên Sa cũng như việc chỉ định nhà đầu tư.

"CTCP Cảng Đà Nẵng có trách nhiệm tuân thủ nội dung quy hoạch khu bến Tiên Sa được phê duyệt tại Quyết định số 1579.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải “tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư để báo cáo cơ quan chức năng, các cấp thẩm quyền về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư Khu bến cảng Liên Chiểu theo quy định pháp luật (với 2 bến cảng khởi động hoặc các bến cảng trong giai đoạn tiếp theo). 

Hiện, UBND thành phố Đà Nẵng đang thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng 2 bến cảng khởi động tại khu bến cảng Liên Chiểu. Bộ GTVT đã thống nhất việc cập nhật bổ sung quy mô, tiến trình đầu tư 2 bến cảng khởi động tổng chiều dài 750m vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong thời gian tới, Cục Hàng hải kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến để UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương tổng hợp đề xuất của các nhà đầu tư tiềm năng với 2 bến cảng khởi động và các bến cảng giai đoạn tiếp theo tại khu bến Liên Chiểu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...