SeABank năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022).
Đại diện ngân hàng SeABank nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022”
Đại diện ngân hàng SeABank nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022”

Bên cạnh đó, SeABank cũng được Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư bình chọn là “Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022”.

“Best Companies to Work for in Asia” là giải thưởng thường niên của HR Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sự tại Châu Á, nhằm công nhận và tạo động lực cho các tổ chức, doanh nghiệp khu vực Châu Á nâng cao tiêu chuẩn về môi trường làm việc xuất sắc tại khu vực. HR Asia đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên (CBNV) theo mô hình đánh giá mức độ gắn kết tổng thể (Total engagement assessment model – T.E.A.M).

Đây là một công cụ đánh giá trực tiếp và hiệu quả dành cho mọi quy mô nhân sự, tập trung vào 3 yếu tố: Công ty và Cấu trúc nhân sự (Core) - Cảm xúc và Tâm tư con người (Self) - Suy nghĩ và Hành động tập thể (Group).

SeABank đã xuất sắc vượt qua mức điểm bình quân của toàn bộ thị trường châu Á cho tất cả 35/35 câu hỏi khảo sát và tự hào đạt kết quả chung cuộc cao ở cả ba tiêu chí, cụ thể: Core - 4.40 (trung bình 3.73), Self - 4.72 (trung bình 3.87) và Group - 4.69 (trung bình 4.01). Với kết quả này, SeABank tiếp tục được HR Asia công nhận là “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022) năm thứ 2 liên tiếp.

Kết quả này cho thấy Ngân hàng đã thành công trong việc duy trì tốt các yếu tố liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc và quyền lợi của CBNV gồm: môi trường làm việc linh hoạt; cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích; chính sách nhân sự vượt trội, thăng tiến rõ ràng; chế độ đãi ngộ, động viên hấp dẫn xứng đáng với năng lực…

Bên cạnh đó, SeABank cũng tập trung phát triển văn hóa tổ chức, thành công gắn kết tập thể gần 5.000 người lao động với nhiều hoạt động sôi nổi như: Team Building, hội thao SeASport, giải bóng đá thường niên toàn hàng (SeALeague), chương trình vinh danh thâm niên (SeAPround), quà tặng Tết cho đấng sinh thành (SeATet), Ngày hội Gia đình (SeAFamily) cùng nhiều hoạt động kết nối gia đình CBNV…

Ngoài yếu tố về con người và văn hóa doanh nghiệp, SeABank không ngừng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững khác và được bình chọn trong “Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022”. Điều này thể hiện mức độ tăng trưởng ổn định, công tác quản trị hiệu quả của SeABank, nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội cũng như phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Hiện tại, SeABank đang tiếp tục nâng cao các tiêu chuẩn và năng lực đánh giá, quản lý rủi ro môi trường xã hội thông qua việc áp dụng các thông lệ quốc tế và Tiêu chuẩn hoạt động của IFC (IFC Performance Standards - PSs) vào hoạt động ngân hàng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Việt Nam về loại bỏ dần điện than và giảm phát thải carbon.

Xem thêm

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 19.809 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...