Sếp - Khi nào cần đóng vai ác?

Đây là đề tài đang được thảo luận sôi nổi trên trang mạng xã hội về tuyển dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, làm sếp thì nên chọn phong cách ôn hòa, nhẹ nhàng để tạo thiện cảm với nhân viên. Nhưng thực
Sếp - Khi nào cần đóng vai ác?

Đây là đề tài đang được thảo luận sôi nổi trên trang mạng xã hội về tuyển dụng. Nhiều ý kiến cho rằng, làm sếp thì nên chọn phong cách ôn hòa, nhẹ nhàng để tạo thiện cảm với nhân viên. Nhưng thực tế, đôi khi chúng ta cần đóng “vai ác” với mục đích mang lại hiệu quả tốt hơn cho cả công việc và tổ chức. Theo tôi, đây là vài thời điểm mà bạn nên là “người sếp nghiêm khắc”

Giúp nhân viên phá vỡ vùng an toàn Sếp - Khi nào cần đóng vai ác? ảnh 1Khi cảm giác nhân viên làm việc chưa đúng tầm khả năng, chúng ta nên đặt ra cho họ vài chỉ tiêu cụ thể cao hơn mức bình thường, hoặc yêu cầu khó hơn trong công việc. Nếu nhân viên có vài phản kháng thì cũng bình thường thôi. Nhưng nên nhớ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người bình thường chỉ làm việc với 50% công suất, 50% còn lại là do người lãnh đạo có biết cách khai thác hay không. Nếu hiểu rõ năng lực của nhân viên, đừng ngần ngại “làm khó” để giúp họ bước khỏi vùng an toàn và bứt phá.Xây dựng tính kỷ luậtSếp - Khi nào cần đóng vai ác? ảnh 2Bạn sẽ làm gì khi nhân viên liên tục đi làm muộn, trễ deadline…?. Tôi chắc rằng, bạn buộc phải chọn một gương mặt khác để nghiêm túc phê bình hoặc đưa ra những quy định cụ thể (mà nhân viên có thể cho là quá ngặt nghèo) để gia tăng tính kỷ luật cần thiết nhằm xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả.Sa thải – việc đặng chẳng đừngSếp - Khi nào cần đóng vai ác? ảnh 3Đối với nhiều nhà lãnh đạo, sa thải nhân viên là trách nhiệm khó nhằn nhất. Thông thường, cách của tôi là nói chuyện thường xuyên với nhân viên để hiểu rõ những khó khăn cũng như đường hướng tương lai của họ. Nếu sau khi công ty đã hỗ trợ, họ vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thì nên chia sẻ nghiêm túc, thẳng thắn để họ tự nghỉ, tiết kiệm thời gian và cũng mở ra cơ hội mới cho cả hai bên. Tất nhiên, tôi cũng sẽ giúp nhân viên định hướng lại nghề nghiệp cũng như tìm công việc mới nữa.Vào vai “ác” là điều chẳng ai thích, nhưng để lãnh đạo hiệu quả, đôi lúc chúng ta cần làm vậy. “Đóng vai phản diện” nhưng để nhận kết quả tốt đòi hỏi sự dũng cảm, có sự đầu tư thời gian và chuẩn bị kỹ càng. Khi đó, thành quả nhận được sẽ luôn xứng đáng

Thanh NguyenChief Opportunity Connector

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...