Siết tín dụng, giao dịch condotel trầm lắng

Theo CBRE, tại Phú Quốc và Bà Rịa - Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất thị trường nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39- 40%, tương đương mức tồn kho là 60-61%.
Siết tín dụng, giao dịch condotel trầm lắng

Tại các thành phố du lịch biển còn lại, tỷ lệ hấp thụ căn hộ condotel còn ảm đạm hơn, lần lượt ghi nhận Khánh Hòa tiêu thụ được 26%, Bình Định 22%, Đà Nẵng 9%.

Nguyên nhân của tình trạng này là do pháp lý dành cho condotel chưa rõ ràng. Đồng thời, chủ đầu tư các dự án không có chính sách hỗ trợ tài chính. Hoặc có phương án hỗ trợ nhưng thời gian ngắn không đủ sức hấp dẫn với khách hàng.

Đối với phân khúc chung cư cao cấp tại Hà Nội, theo khảo sát của người viết, hiện lượng giao dịch chậm, nhiều dự án đối mặt với tình trạng cắt lỗ và không có thanh khoản. Nhiều căn hộ chung cư có mức giá 42-50 triệu đồng/m2, chào bán từ 6 tháng đến 1 năm nhưng vẫn không bán được.

Những dự án xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ nhiều có dự án Goldmark City, Sunshine Tây Hồ, Times Square Lê Văn Lương…

Trao đổi về hiện tượng nhiều nhà đầu tư cắt lỗ chung cư, đại diện công ty TNHH Savills, cho biết, do một số nhà đầu tư chưa hiểu sản phẩm, chưa có kế hoạch dài hạn rõ ràng, mà chỉ mua để đầu cơ lướt sóng xong không đạt được kỳ vọng lợi nhuận nên chấp nhận cắt lỗ sâu để thoát hàng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố dự thảo lấy ý kiến với dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36, một trong những nội dung đáng chú ý là việc thay đổi quy định về hệ số rủi ro với các khoản vay bất động sản.

Theo dự thảo mới, hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng sẽ là 150%. Có nghĩa, các nhà băng phải dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, nhằm kiểm soát cho vay cá nhân liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp.

Việc này đã tác động trực tiếp đến các sản phẩm bất động sản cao cấp - một trong những phân khúc có nguy cơ gây ra "bong bóng" cho thị trường. 

>> HoREA đưa ra 8 khuyến nghị với doanh nghiệp trước lộ trình siết tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...