Hai hãng thời trang Puma và Prada tạm dừng hoạt động bán lẻ tại Nga

Puma và Prada là hai công ty mới nhất cùng với hàng trăm tập đoàn đa quốc gia khác thông báo tạm dừng hoạt động tại Nga liên quan việc Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Hai hãng thời trang Puma và Prada tạm dừng hoạt động bán lẻ tại Nga

Ngày 5/3, hai hãng thời trang lớn Puma (Đức) và Prada (Italy) thông báo ngừng hoạt động bán lẻ tại Nga, liên quan tình hình ở Ukraine.

Trong thông báo của mình, hãng thời trang thể thao Puma cho biết sẽ tạm thời đóng cửa tất cả các cửa hàng tại Nga.

Tuy nhiên, hãng vẫn sẽ tiếp tục trả lương đầy đủ cho nhân viên tại hơn 100 cửa hàng bán lẻ trên cả nước. Puma cũng cho biết sẽ "đình chỉ hợp đồng với Liên đoàn bóng rổ Nga."

Cùng ngày, thương hiệu thời trang cao cấp Prada có trụ sở tại Milan cũng ra thông báo dừng hoạt động bán lẻ tại Nga.

Puma và Prada là hai công ty mới nhất thông báo tạm dừng hoạt động tại Nga liên quan việc Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Cho đến nay, hàng trăm tập đoàn đa quốc gia đã đóng cửa các văn phòng và cửa hàng, rút các dịch vụ và chấm dứt các khoản đầu tư tại Nga.

Trong diễn biến khác, hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nha thông báo tạm dừng hoạt động đưa tin tại Nga.

Trước đó 1 ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật áp dụng án phạt tù lên đến 15 năm nếu đăng tải tin tức sai lệch về hoạt động quân sự của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga đã khuyến cáo các phương tiện truyền thông không được lan truyền tin giả, tin sai lệch về hoạt động của quân đội nước này.

Xem thêm

Visa, Mastercard thông báo dừng hoạt động tại Nga

Visa, Mastercard thông báo dừng hoạt động tại Nga

ngày 5/3, các hãng thẻ thanh toán Visa và Mastercard thông báo sẽ dừng hoạt động ở Nga, trở thành những doanh nghiệp Mỹ mới nhất tham gia chiến dịch đình chỉ kinh doanh với Moskva liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…