Số hoá là sáng kiến hàng đầu cho các doanh nghiệp tiên phong

Trao đổi với Thương Gia, bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco VN cho rằng, DN có thể thu được lợi nhuận cao hơn 64% so với DN chưa tiến hành quá trình số hóa. Vì vậy số hoá là sáng kiến hàng đầu
Số hoá là sáng kiến hàng đầu cho các doanh nghiệp tiên phong

Theo bà Thủy, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0) đang diễn ra âm thầm và ngày càng trở nên mạnh mẽ, tác động sâu sắc lên các doanh nghiệp toàn cầu, nên những doanh nghiệp không hoặc chậm chuyển đổi kỹ thuật số để theo kịp xu hướng này sẽ dần dần bị thay thế và đào thải. Bởi chuyển đổi kỹ thuật số đang tái định hình bối cảnh kinh doanh nhanh hơn bao giờ hết.

 Bà đánh giá như thế nào về tình hình thực tế chuyển đổi số hóa tại Việt Nam hiện nay, thưa bà?

Theo đánh giá của Cisco, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của CNTT và đã có nhiều ứng dụng CNTT trong việc phát triển đất nước, đặc biệt trong công cuộc chuyển đổi số. Trong năm vừa rồi (2016), Chính phủ đã thực hiện cam kết đầu tư 111,6 tỷ USD từ nay đến năm 2020 cho lộ trình số hóa, đầu tư vào CNTT. Hiện thực này cho thấy Chính phủ đã có những bước đầu tư vào CNTT và số hóa.

Về phía các doanh nghiệp, ngày càng nhiều doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Tuy nhiên một trong những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp cũng như khối Chính phủ vẫn đang rất dè dặt trong việc chuyển đối số hóa là lý do về an ninh bảo mật. Tần suất rất dày các vụ tấn công mạng trong thời gian gân đây, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tổ chức doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, đã làm ảm đạm bức tranh chuyển đổi số. Các ảnh hưởng của việc bị tấn công mạng không giới hạn ở tình trạng ngừng hoạt động. Bị mất an toàn thông tin mạng cũng có nghĩa là mất tiền, mất cơ hội và danh tiếng.

Theo kết quả khảo sát của Cisco, có tới 40% doanh nghiệp cho rằng họ đã phải ngừng tất cả những ý kiến sáng tạo và tăng trưởng vì an ninh bảo mật; 71% doanh nghiệp cho rằng an ninh bảo mật là yếu tố cản trở việc số hóa của họ.

Thực tế chúng ta đều thấy, đổi mới theo hướng chuyển đổi số thì mới có thể cạnh tranh và phát triển, nhưng đồng thời cũng gia tăng nguy cơ mất ATTT, các tổ chức, doanh nghiệp muốn vươn lên nhưng lại “tiến thoái lưỡng nan” khi đưa ra quyết định.

Vậy theo bà, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì và Cisco có giải pháp nào để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” này?

Khi chuyển đổi kỹ thuật số, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện phải có đủ năng lực để triển khai. Hệ thống sau khi triển khai phải đảm bảo tính an toàn an ninh mạng, có khả năng thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả cao. Yếu tố dữ liệu và công nghệ phân tích cần được kết hợp với nhau. Khi chúng ta có hệ thống IoT và điện toán đám mây thì khả năng xử lý dữ liệu là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ lưu trữ không thôi thì chưa đủ, mà phải phân tích để lấy được trí tuệ từ dữ liệu. Dữ liệu lớn cần cơ chế tự động hóa năng lực kỹ thuật số trong các tổ chức, doanh nghiệp thông qua các hệ thống được định nghĩa bằng phần mềm, tự động hóa quản lý chính sách để điều khiển hệ thống sẽ hiệu quả và an toàn”.

An ninh là nền tảng cho mọi sự chuyển đổi số. Cisco đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Giải pháp bảo mật của Cisco không phải là sản phẩm đơn lẻ mà là một hệ thống bao gồm, công nghệ, quy trình và con người. Khảo sát về bảo mật năm 2016 của ZK Research phát hiện ra rằng thời gian trung bình để tìm ra một vi phạm an ninh mạng là trên 100 ngày. Các tổ chức cần phải tìm cách phát hiện các mối đe doạ trong vài giờ thay vì nhiều ngày. Cisco có danh mục bảo mật hiệu quả, giảm thời gian phát hiện các sự kiện an ninh mạng xuống còn 6 tiếng vào tháng 10/2016 (Nguồn: Báo cáo an ninh mạng hàng năm của Cisco 2017). Cisco thu thập hầu hết các thông tin về mối đe dọa toàn diện: Cisco Talos sàng lọc 2% lưu lượng Internet toàn cầu, 18,2 tỷ truy vấn phần mềm độc hại, 500 tỷ email và 16 tỷ yêu cầu web mỗi ngày. Nó ngăn chặn 20 tỷ mối đe dọa mỗi ngày. Đây là khối lượng dữ liệu khổng lồ, liên quan đến việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và tự động hóa hoạt động ngăn chặn nguy cơ an ninh.

Ngoài thế mạnh nổi bật là giải pháp an ninh bảo mật, Cisco có những điểm nổi bật gì khác để thuyết phục khách hàng sử dụng giải pháp của mình chứ không phải giải pháp của đối thủ cạnh tranh?

Ra đời vào năm 1984, chúng tôi được biết đến là một đơn vị làm về network, hạ tầng và trung tâm dữ liệu. Về từng giải pháp cụ thể, hiện nay Cisco có những giải pháp như Endpoint Security (giải pháp chống tấn công cho các thiết bị đầu cuối), hay giải pháp về Firewall (tường lửa) được đánh giá đi đầu trong những chức năng như phát hiện tấn công sớm.

Chúng tôi không phải là hãng tiếp cận theo một box (một thiết bị). Cisco tiếp cận đa hướng và hiệu quả hơn vì các cuộc tấn công thường tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau trên một hệ thống cụ thể. Bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ thêm rất nhiều khách hàng về mặt con người, về mặt quy trình, đào tạo và xử lý để có thể giải quyết những bài toán về an ninh bảo mật tốt hơn.

Điển hình là Olympic Rio 2016, Cisco là đối tác xây dựng toàn bộ hạ tầng kết nối của Olympic, bao gồm tất cả hệ thống kết nối về mạng và các ứng dụng chạy trên đó. Thông qua việc xây dựng hạ tầng kết nối, Cisco có thể phát hiện ra rất nhiều cuộc tấn công khi Olympic Rio đang diễn ra. Có đến 40 triệu cuộc tấn công đã diễn ra và có đến 223 triệu phiên tấn công DDOS được phát hiện thông qua hạ tầng mạng của Cisco. Dựa trên rất nhiều thành phần, giải pháp khác nhau mà chúng tôi cung cấp thì mới có thể phát hiện số lượng event rất lớn từ khách hàng và bảo vệ sự kiện Olympic đó một cách hiệu quả nhất chứ không chỉ dựa trên một thiết bị.

Xin cảm ơn bà!

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...