Sở QHKT nêu 4 quan điểm đề xuất điều chỉnh quy hoạch TPHCM

Tại hội thảo “Quy hoạch đô thị TP.HCM thực tiễn và cơ hội đầu tư”, ông Lý Khánh Tâm Thảo - Quyền trưởng phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật, sở QHKT TPHCM đã nêu ra 4 quan điểm đề xuất điều chỉnh quy hoạch
Sở QHKT nêu 4 quan điểm đề xuất điều chỉnh quy hoạch TPHCM

Thứ nhất là kế thừa nội dung của bản quy hoạch hiện hành còn phù hợp và tiếp tục thực hiện, qua đó tập trung nguồn lực để nghiên cứu những nội dung trọng tâm.

Thứ hai là điều chỉnh tập trung lần này cần có tính đột phá, tiếp cận phương pháp đổi mới trong việc thực hiện quy hoạch, chẳng hạn như giảm phần vẽ, tăng phần viết, tức là gia tăng chính sách và hướng dẫn thực thi quy hoạch.

Bên cạnh đó, cần có chiến lược dài hạn nhưng đồng thời cũng cần có kế hoạch khả thi, xác định thứ tự ưu tiên chọn lọc các mục tiêu có giá trị quan trọng: 4 hướng ưu tiên, trong đó 2 hướng chính phía Đông và Nam; 2 hướng phụ là phía Tây Bắc và Tây Nam. Việc phát triển TP cần phải liên kết chặt chẽ với các vùng lân cận.

Thứ 3, cần nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, cấu trúc đô thị hiệu quả hơn. So với các khu vực có quy hoạch và trung tâm TP thì mạng lưới giao thông cũng khác nhau, dẫn đến hệ quả sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật rất khác nhau.

TP vẫn đang tiếp tục chỉnh trang khu vực hiện hữu và nối kết khu đô thị Thủ Thiêm qua sông Sài Gòn tạo thành tập thể trung tâm hoàn chỉnh với những dịch vụ được chia sẻ và liên kết với nhau.

Về phát triển đô thị, sẽ ưu tiên phát triển theo định hướng giao thông công cộng, tăng cường năng lực giao thông nội đô, điều tiết dân số, phân bổ dân cư về nhà ở theo các khu vực phù hợp với đặc trưng về tự nhiên, xã hội, kinh tế...

Cuối cùng, bản quy hoạch chung TP cần tích hợp chiến lược quản lý rủi ro và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, không chỉ là những giải pháp công trình như đê bao, hồ điều tiết, cống ngăn triều... mà thay vào đó là những chiến lược phát triển đô thị ở những khu vực phát triển với nhau...

Bên cạnh đó, ông Lý Khánh Tâm Thảo cũng đã nêu lên 3 lý do cơ bản để tiến đến sự điều chỉnh quy hoạch chung lần này: Thứ nhất, TP.HCM nằm trong 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tháng 12/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, điều chỉnh vùng TP.HCM đến năm 2020 tầm nhìn đến 2050. Định hướng điều chỉnh của toàn vùng cũng đặt ra yêu cầu để định hướng điều chỉnh toàn TP, thứ hai là cần điều chỉnh chung TP để tích hợp chiến lược về thích ứng biến đổi khí hậu và thứ 3 lo do trải qua thời gian thực hiện gần một thập niên, TP đã có những yêu cầu về những thực tiễn mới và điều này cũng đặt ra yêu cầu diện tích dự trù.

"Ông Thảo cho hay, để chuẩn bị công tác quy hoạch chung, Sở QHKT cũng nhận thức được những thách thức đô thị mà TP đang đối mặt, đó là cấu trúc đô thị hiện hữu của TP hiện nay vẫn theo hướng lan tỏa từ trung tâm hiện hữu, nghĩa là lõi đô thị hiện hữu toàn TP với mật độ đô thị và hoạt động công nghiệp tập trung cao, khi chúng ta đi xa dần khu vực trung tâm và nội thành hiện hữu, thì mật độ tập trung càng ít hơn, đây là một thách thức mà chúng ta phải tính đến trong quy hoạch.

Ngoài ra, mô hình và cấu trúc đô thị của chúng ta hiện nay chủ yếu đang lan tỏa, mở rộng từ trung tâm với mô hình nhà ở riêng lẻ chủ yếu. Đây là mô hình và cấu trúc đô thị chưa hiệu quả và nó gây ra áp lực rất lớn về giao thông và nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên toàn TP.

Bên cạnh đó, những vấn đề khác mà TP đang đối mặt như ngập, ô nhiễm không khí... hay nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các khu vực khác nhau của TP là những thách thức rất lớn. TP.HCM qua nhiều thời kỳ đã mang trong mình rất nhiều kiến trúc, cảnh quan khác nhau, dung nạp những con người khác nhau từ những vùng đất khác nhau vì vậy việc phát triển TP phải đi đôi với việc phát triển bản sắc đô thị.

Đại diện Sở QHKT thông tin thêm, theo kịch bản biến đổi khí hậu quốc gia cập nhật năm 2016 thì trong trường hợp mực nước biển dâng 5cm và nếu chúng ta không có giải pháp đối phó thích hợp thì khoảng gần 18% diện tích TP có khả năng bị ngập. Với nguy cơ đó, Sở QHKT TPHCM đã phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước có những bước nghiên cứu và chuẩn bị để xây dựng, giúp cho TP chuẩn bị công tác chuẩn bị.

Hiện nay, TP đang chuẩn bị thực hiện đề án thành phố thông minh và đây là một trong những tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị của Sở QHKT và đặt ra những yêu cầu về quy hoạch đô thị.

Trong thời gian vừa qua, Sở QHKT đã tham gia đề án thành phố thông minh và đưa ra sử dụng hệ thống cung cấp thông tin quy hoạch trên website và điện thoại di động. Hiện, vẫn đang tiếp tục cải tiến hệ thống này.

Mặc khác, TP chủ trương phát triển khu đô thị phía Đông bao gồm Quận 2, 9 và Thủ Đức với diện tích chiếm khoảng 11% diện tích TP. Khu vực này nằm trên hướng phát triển ưu tiên phía Đông của TP, có nhiều điều kiện về giao thông và hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.

Thêm nữa, gần như du khách “quên” đi việc TPHCM có biển, chính vì thế TP đang có chủ trương đưa biển về gần hơn với người dân, nên có định hướng phát triển khu du lịch biển Cần giờ, giúp thu hút khách đến tham quan TPHCM ngoài đến những điểm vui chơi, giải trí còn được nghỉ dưỡng, với quy mô hơn dự án lên đến 2.800 hecta, ông Lý Khánh Tâm Thảo cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…