Số vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả ở TP.HCM tăng chóng mặt

So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến thời điểm cuối tháng 4/2023, số vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả trên địa bàn TP.HCM tăng đến 191,87%, với 1.150 vụ...

Chí tính riêng trong tháng 4/2023 Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 2 vụ buôn bán hàng giả.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm nay lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 456 vụ, phát hiện 388 vụ vi phạm, xử lý 306 vụ, thu nộp ngân sách với số tiền là 7.018.478.000 đồng, tiêu hủy hơn 3,5 tỷ đồng hàng hóa vi phạm.

Nổi bật trong các vụ vi phạm là vi phạm về buôn bán hàng giả và hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ. Tháng 4, lực lượng Quản lý thị trường của thành phố đã phát hiện 138 trường hợp, xử lý 129 vụ vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

Kết quả, lực lượng Quản lý thị trường đã tạm giữ 12.321 sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, ví, đồng hồ, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, mắt kính, mũ bảo hiểm, vải… giả nhãn hiệu Rolex, Hublot, Hermes, Burberry, Dior, Apple, Honda, Adidas, Nike, Chanel, Versace...

Số vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả ở TP. Hồ Chí Minh tăng chóng mặt
Số vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả ở TP. Hồ Chí Minh tăng chóng mặt

Với hàng hóa nhập lậu, các đội Quản lý thị trường đã tạm giữ 185.545 bộ dụng cụ câu cá, đồ chơi trẻ em, phụ tùng xe máy, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, phụ kiện điện thoại di động, hàng điện gia dụng, hàng gia dụng, văn phòng phẩm, vải, giày dép, đồ dùng cá nhân.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm Cục Quản lý thị trường thành phố đã phát hiện tổng cộng 1.150 vụ vi phạm hàng hóa, tăng 191,87% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại không có dấu hiệu giảm.

Để siết mạnh tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung giám sát, kiểm soát các địa bàn trọng điểm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và các kho bãi, điểm chứa trữ để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Trong một diễn biến liên quan, những ngày cuối tháng 3/2023 thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, lực lượng chức năng thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang tiến hành kiểm tra đột xuất nhiều hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Chợ Gạo.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện các cơ sở kinh doanh nhiều sản phẩm phân bón hết hạn sử dụng, không thực hiện niêm yết về giá, trên nhãn sản phẩm có chữ viết không đúng bản chất về hàng hóa.

Trước những dấu hiệu bất minh trên, lực lượng chức năng đã lấy nhiều mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, có 4 mẫu không đạt gồm 3 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và 1 mẫu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trước hành vi đó, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã thiết lập hồ sơ tạm giữ tang vật vi phạm là nhiều sản phẩm phân bón, tổng lượng hàng hóa lên đến gần 10 tấn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...