Soi "đất vàng" của ông lớn Tổng công ty Dược

Dự án tại 60B Nguyễn Huy Tưởng dù dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017 nhưng do thực hiện trong giai đoạn Vinapharm là DNNN nên lợi nhuận thu được sẽ cộng trừ vào giá trị nhà nước.
Soi "đất vàng" của ông lớn Tổng công ty Dược

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa quyết định chấp thuận cho Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm) được đăng ký giao dịch toàn bộ 237 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán DVN. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.400 đồng/cổ phiếu. Với biên độ giá 40%, giá cổ phiếu DVN sẽ giao dịch trong khoảng từ 6.240 - 14.560 đồng/cp.

Cổ phiếu DVN sẽ giao dịch đầu tiên vào 19/5/2017.

Lợi nhuận dự kiến sụt giảm mạnh trong năm 2017

Theo mô hình công ty mẹ con, Tổng công ty hiện có 3 đơn vị trực thuộc, 4 công ty con và 9 công ty liên kết. Trong đó, có những tên tuổi lớn trong ngành dược như Dược phẩm TW CPC1 (65,4%), Dược phẩm TW Codupha (66,35%), Dược phẩm TW3 (65%), Sanofi, Imexpharm,...

Trước khi trở thành công ty cổ phần, Vinapharm là Tổng công ty với doanh thu hợp nhất lên tới 6.036 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 662 tỷ đồng.

Năm 2016, riêng công ty mẹ Vinapharm thu về 170 tỷ đồng doanh thu và 478 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong khi năm 2015 thu về lần lượt 202 tỷ đồng và 140,5 tỷ đồng.

Vậy nhưng, đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017, các con số mà Vinapharm đề ra lại vô cùng dè dặt với 293 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ 25,83 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nguyên nhân là do nguồn lợi nhuận sau thuế của các công ty thành viên dùng để chia cổ tức cho Tổng công ty trong năm 2017 đã tính vào giá trị doanh nghiệp. Khoản định giá doanh nghiệp tăng thêm này Tổng công ty sẽ phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại SCIC.

Với kế hoạch này, EPS năm 2017 dự kiến chỉ đạt vỏn vẹn 108 đồng/cp.

Mỏ vàng từ các khu đất đắc địa nội thành?

Sau cổ phần hóa, Vinapharm đang quản lý sử dụng gần 9.870m2 đất, chủ yếu là khu đất diện tích lớn tại khu vực nội thành hai thành phố lớn. Tuy nhiên, toàn bộ đất này là đất thuê đang sử dụng nhưng hiệu quả của các khu đất vàng này chưa có nhiều chắc chắn.

Khu đất 95 Láng Hạ

Trong đó "đất vàng" 95 Láng Hạ có diện tích gần 3.280m2 là khu tập thể hỗn hợp với nhiều chủ sở hữu. Tổng công ty đang xây dựng kế hoạch hợp tác cùng đối tác để xây dựng dự án Trung tậm dược phẩm, văn phòng, căn hộ... Cùng bởi khó khăn do nhiều chủ sở hữu nên Vinapharm đánh giá việc xây dựng và triển khai chưa thể khả thi.

Đối với dự án tại 60B Nguyễn Huy Tưởng Hà Nội hiện đang hợp tác cùng PVV (Vinaconex - PVC) xây dựng dự án Tổ hợp dịch vụ, thương mại văn phòng và nhà ở chung cư. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, do dự án được thực hiện trong giai đoạn Vinapharm là DNNN nên lợi nhuận thu được sẽ cộng trừ vào giá trị nhà nước.

Khu đất 12 Ngô Tất Tố, Văn Miếu, Hà Nội - trụ sở của công ty hiện nay sẽ cần ký tiếp hợp đồng thuê đất.

Ngoài ra, tại Tp Hồ Chí Minh, Tổng công ty cũng có 2 khu đất diện tích khoảng 1.930 m2 tại quận 3. Theo chia sẻ của lãnh đạo Vinapharm tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, Dự án số 178 Điện Biên Phủ quận 3 dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào tháng 5/2017. Đây là khu văn phòng cũ đã xuống cấp, sử dụng theo hợp đồng thuê đất từ năm 1996 đến 2046 và dự kiến được đầu tư để làm Văn phòng làm việc mới.

Còn khu đất ở 691m2 tại số 126A Trần Quốc Thảo, quận 3 hiện là trụ sở văn phòng đại diện Tổng công ty tại Tp HCM sẽ được đầu tư sửa chữa, cải tạo.

Vinapharm bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng vào 22/6/2016 với 100% cổ phần được chào bán với giá đấu thành công bình quân 10.433 đồng/cổ phần. Phải tới ngày 8/12 vừa qua, Vinapharm mới trở thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, phải tới cuối quý II hoặc đầu quý III, Tổng công ty này mới hoàn thành bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Kế hoạch lợi nhuận của công ty cổ phần sụt giảm mạnh so với thực hiện hồi Vinapharm còn là doanh nghiệp nhà nước.

Vinapharm có vốn điều lệ 2.370 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn nhất của Tổng công ty là Bộ Y tế (65%) và CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (17%). Tập đoàn Đầu tư Việt Phương là nhà đầu tư chiến lược tham gia cổ phần hóa Vinapharm. Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn này là ông Phương Hữu Việt, người cũng đang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Việt Á và từng là Đại hiểu quốc hội các khóa X, XI, XII và XIII; Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa XI và XII.

Số cổ phần do Tập đoàn này sở hữu bị hạn chế giao dịch trong 5 năm kể từ ngày 8/12/2016. Ngoài ra, còn 7.300 cổ phiếu Vinapharm là cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 10 năm kể từ 8/12/2016.

Theo Thanh Thủy/ NDH

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...