Sôi nổi lễ hội Lồng tồng ở Tân Hợp

Vào ngày Mùi tháng Giêng đầu năm mới hàng năm, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại tổ chức lễ hội Lồng tồng (hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống cầu mùa đầu năm của đồng bào dân tộc Tày xã Tân Hợp để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Lễ tế tại lễ hội Lồng tồng
Lễ tế tại lễ hội Lồng tồng

Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là Lễ hội xuống đồng, là lễ hội dân gian, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng các dân tộc Tày ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên. Lễ hội không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng, mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương, mà còn cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi. Đây cũng được xem là hoạt động tín ngưỡng cúng thần nông - vị thần cai quản đồng ruộng, các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Lễ hội Lồng tồng xã Tân Hợp được mở đầu bằng phần dâng lễ với các mâm cỗ của các thôn trong xã nhằm tạ ơn sự phù hộ của các vị thần linh cho một năm đã qua và cũng là để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà no ấm. Ông Nguyễn Ngọc Sáng - Người có uy tín thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp cho hay: “Với đồng bào dân tộc Tày chúng tôi, Lễ hội Lồng tồng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Lễ hội có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu với một mâm cỗ cúng gồm xôi, gà, thịt lợn, bánh chưng, cặp bánh chưng Tày và các loại bánh dày, bánh khảo, cơm lam, xôi ngũ sắc...Phần hội là các trò chơi truyền thống như ném còn, kéo co, đẩy gậy, xuống đồng cầy ruộng, cấy lúa.”

Người đứng đầu địa phương xuống đồng cầy ruộng

Người đứng đầu địa phương xuống đồng cầy ruộng

Ngay khi phần lễ kết thúc, chính là hội xuống đồng với việc người đứng đầu địa phương xuống ruộng, cày những đường cày đầu tiên trên một mảnh ruộng có địa thế đẹp trước sự chứng kiến của bà con dân dân với mong muốn sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao. Khi người đứng đầu địa phương hoàn thành những đường cày đầu tiên cũng là lúc bà con nhân dân xuống đồng cấy lúa với niềm vui và hy vọng dành nhiều thành quả trong sản xuất. Việc cấy lúa trong ngày hội này chính là hoạt động nhân dân để tạ ơn trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ mà còn tạo ra thế và lực mới cho một năm sản xuất thắng lợi. Chị Nguyễn Thị Ánh - thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp nói: “Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người đến lễ hội với tâm trạng rất vui tươi, phấn khởi, náo nức và có rất nhiều hy vọng, hy vọng một năm mới an khang thịnh vượng, một năm mới đầy đủ ấm no, hạnh phúc, nhiều sức khỏe và mọi nhà được bình an, sản xuất thắng lợi.”

Lễ tế thần nông trong lễ hội xuống đồng
Lễ tế thần nông trong lễ hội xuống đồng

Với người dân xã Tân Hợp, lễ hội Lồng tồng đươc nhân dân rất mong đợi, bởi lễ hội chính là báo hiệu tốt đẹp của một năm mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh cùng với đó là các hoạt động văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian như kéo co nam, nữ, ném còn, bịt mắt bắt vịt, cày ruộng, thi cấy lúa. Tất cả các trò chơi dân gian ấy không chỉ đơn thuần là trò chơi vui xuân, mà đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng, thể hiện khát vọng của con người về sự hòa hợp trời đất và sự mong ước một năm mới thật nhiều sức khỏe, mùa màng bội thu.

Trò chơi ném còn trong ngày hội xuống đồng
Trò chơi ném còn trong ngày hội xuống đồng

Ông Triệu Quốc Toản - Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, huyện Văn Yên cho biết: “Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày Tân Hợp nói riêng và người Tày huyện Văn Yên nói chung. Đồng bào coi lễ hội Lồng tồng là tài sản văn hóa tinh thần vô giá, bởi nó chứa đựng mong ước, niềm tin thiêng liêng, cháy bỏng của mỗi người dân về một cuộc sống yên lành, no đủ, đồng thời cũng chứa đựng đầy đủ những nét tinh túy trong bản sắc văn hóa của người Tày, như: văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân ca, dân vũ, phong tục tập quán, trò chơi dân gian...Quan trọng hơn là người dân lấy đó làm động lực, làm điểm tựa để thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thi đua yêu nước, xây dựng quê hương giàu mạnh.”

Lễ hội Lồng tồng ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, ngoài ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, làng bản yên bình, giúp bà con trong bản gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế, những hoạt động văn hóa - văn nghệ, trò chơi dân gian trong lễ hội còn là những nét văn hóa giàu truyền thống, mang đậm bản sắc đã được phục hồi, lưu giữ. Đồng thời, đây cũng là ngày hội đầu xuân để bà con ở địa phương sẵn sàng tâm thế bước vào một mùa gieo hạt mới với niềm tin cây trồng sẽ tươi tốt, mùa màng bội thu, đời sống bà con nhân dân sẽ ngày được nâng lên.

Xem thêm

Độc đáo Tết rừng ở Nà Hẩu

Độc đáo Tết rừng ở Nà Hẩu

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Đã thành thông lệ, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm, đồng bào dân tộc Mông xã Nà Hẩu long trọng tổ chức Lễ hội cúng.
Núi Bà Đen - ngọn núi “cầu được ước thấy"

Núi Bà Đen - ngọn núi “cầu được ước thấy"

Mỗi năm, có hàng triệu người hành hương về núi Bà Đen, chỉ tính riêng 15 ngày Tết năm nay có đến 1,5 triệu người đi cáp treo lên đỉnh núi. Rất nhiều người xem đến núi Bà Đen là việc phải làm thường xuyên để tìm điểm tựa tinh thần linh thiêng và sự màu nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội ẩm thực huyện Văn Yên - Không gian ẩm thực đặc sắc

Lễ hội ẩm thực huyện Văn Yên - Không gian ẩm thực đặc sắc

Với mục tiêu phục dựng, quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực đặc sắc của các địa phương đến người dân và du khách thập phương; thông qua đó để làm giàu thêm danh mục các món ẩm thực đặc trưng của huyện, Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc ẩm thực vùng đất Quế” vào ngày 26/3/2023 tại khu nghỉ
Văn Yên - Một miền quê hạnh phúc

Văn Yên - Một miền quê hạnh phúc

Văn Yên là huyện đã cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 vào thực tiễn với việc tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc.
Nét văn hóa ở lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị

Nét văn hóa ở lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị

Mới đây từ ngày 04 – 06/03, tại Ngô Đồng, UBND thị trấn Ngô Đồng (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị lần thứ 10, cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo tiền đường Đền chính và kỷ niệm 25 năm đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Lễ hội trống làng Hoành Nhị - nét văn hóa truyền thống

Lễ hội trống làng Hoành Nhị - nét văn hóa truyền thống

Mới đây từ ngày 04 – 06/03, tại Ngô Đồng, UBND thị trấn Ngô Đồng (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) tổ chức Lễ hội truyền thống làng Hoành Nhị lần thứ 10, cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo tiền đường Đền chính và kỷ niệm 25 năm đón bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.