S&P 500 và Nasdaq tăng điểm nhờ loạt tin tốt từ lạm phát và đàm phán thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ dữ liệu lạm phát thấp hơn kỳ vọng và tâm lý lạc quan về thoả thuận “đình chiến” thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc…

S&P 500 và Nasdaq tăng điểm nhờ loạt tin tốt từ lạm phát và đàm phán thương mại

Kết phiên 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 269,67 điểm (-0,64%) xuống 42.140,43 điểm, S&P 500 tăng 42,36 điểm (+0,72%) thành 5.886,55 điểm và Nasdaq leo 301,74 điểm (+1,61%) lên 19.010,09 điểm.

Trong số 11 nhóm ngành thuộc S&P 500, có 6 lĩnh vực hoạt động tích cực, với công nghệ dẫn đầu đà tăng (+2,25%). Ngược lại, y tế là ngành chịu mức giảm lớn nhất (-2,97%).

Cổ phiếu sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase “nhảy vọt” gần 24% sau khi có thông tin được đưa vào rổ chỉ số S&P 500 từ ngày 19/5.

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã phục hồi hoàn toàn được mức lỗ kể từ “Ngày Giải phóng 2/4”, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng trên diện rộng. Các yếu tố hỗ trợ cho Phố Wall trong những ngày gần đây đều đến từ tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn, cũng như báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.

Trong khi đó, Dow Jones lại giảm điểm do cổ phiếu UnitedHealth lao dốc 17,8% sau khi tập đoàn bảo hiểm này tạm ngừng công bố dự báo tài chính cả năm và CEO tuyên bố từ chức.

Về khía cạnh kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 4, thấp hơn mức dự báo 0,3% của giới phân tích. Tính trong 12 tháng, CPI tăng 2,3% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm.

Bên cạnh đó, sự cải thiện trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được giới phân tích mô tả là “từ băng giá chuyển sang mùa xuân ấm áp chỉ sau một đêm”, với việc hai bên đồng ý hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày, đúng vào giai đoạn các nhà bán lẻ chuẩn bị hàng hóa cho mùa khai giảng năm học mới và dịp lễ cuối năm, theo chuyên gia Carol Schleif từ BMO Private Wealth.

Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ tạm thời giảm thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cũng hạ thuế từ 125% xuống 10%.

Giới đầu tư hiện kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9, trước khi thực hiện hai lần cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm. Chuyên gia R. Burns McKinney từ NFJ Investment Group cho biết, việc lạm phát dịu đi giúp Fed tập trung hơn vào mục tiêu ổn định thị trường việc làm.

Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh từ Walmart cùng nhiều phát biểu quan trọng từ các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell vào thứ Năm.

GIÁ DẦU TĂNG MẠNH

Trên thị trường năng lượng, giá dầu bật tăng hơn 1,60 USD/thùng sau loạt tín hiệu lạc quan từ Mỹ và Trung Quốc. Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 2,57% lên 66,63 USD/thùng, còn dầu WTI của Mỹ tăng 2,78% lên 63,67 USD/thùng.

Theo các nhà phân tích, quyết định giảm thuế tạm thời của Mỹ và Trung Quốc, cùng với báo cáo lạm phát tích cực đã giúp thúc đẩy đà tăng giá dầu.

Một số tổ chức như JPMorgan Chase và Barclays đã hạ khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ sau báo cáo lạm phát mới nhất. Lạm phát chậm lại cũng mở ra dư địa để Fed cân nhắc nối lại chu kỳ hạ lãi suất.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu dầu trong tháng 5 và 6, một yếu tố có thể giới hạn đà tăng của giá dầu trong ngắn hạn. Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 5 dự kiến tăng thêm 411.000 thùng/ngày.

Ngoài ra, Arab Saudi dự kiến duy trì lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 6 ở mức cao sau khi lập đỉnh hơn một năm vào tháng trước.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Phố Wall "nín thở" theo dõi cuộc đối thoại Mỹ-Trung

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong trạng thái ít biến động khi giới đầu tư dõi theo những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về thuế quan với Trung Quốc ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào cuối tuần này…

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...