S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam

Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's vừa nâng xếp hạng quốc gia dài hạn của Việt Nam từ BB- lên BB, với triển vọng ổn định. Xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn được giữ nguyên ở B.
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam

Đây là quyết định thăng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam của S&P lần đầu tiên sau 9 năm giữ nguyên mức xếp hạng "BB-" (kể từ tháng 12/2010). 

S&P lý giải việc nâng hạng phản ánh sự cải thiện liên tục của Chính phủ Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tạo ra chính sách định hướng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong những năm qua. Kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, gồm tăng trưởng GDP thực tế hàng năm liên tục ở mức cao, trung bình 6,2% kể từ năm 2012.

GDP bình quân cũng tăng gấp rưỡi trong 6 năm (từ 1.754 USD năm 2012 lên 2.572 USD năm 2018). Tốc độ tăng GDP bình quân thực của Việt Nam được dự báo đạt 5,7% mỗi năm cho đến năm 2022, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập. Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và nhu cầu nội địa cao sẽ giúp Việt Nam duy trì xu hướng này.

Ngoài ra, việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cuối năm 2018 cho thấy Chính phủ sẵn sàng thực hiện các cải tổ cần thiết trong dài hạn, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà nước. Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy Việt Nam đứng thứ 69 thế giới, tăng đáng kể so với hạng 99 năm 2013.

Với môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, việc thu hút các luồng vốn vào qua đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) ngày một hiệu quả hơn đã củng cố cho việc nâng hạng tín nhiệm.

Xếp hạng đối ngoại của Việt Nam tương đối lành mạnh và ổn định, cũng là một điểm mạnh củng cố việc nâng hạng. Cán cân vãng lai liên tục thặng dư và được dự kiến tiếp tục thặng dư từ nay cho đến năm 2022. Môi trường kinh doanh được cải thiện vượt bậc, chi phí cho một đơn vị lao động quốc gia tương đối cạnh tranh, giáo dục được cải thiện, quy mô dân số tăng sẽ là những nhân tố tiếp tục thu hút FDI và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. 

Vị thế dư nợ đối ngoại quốc gia (được tính bằng thước đo nợ nước ngoài ròng hẹp) được cải thiện, kỳ vọng ở mức trung bình 9,4% tính cho cả giai đoạn 2018-2021.

Liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo đánh giá của S&P, quy mô dư nợ tín dụng so với GDP là tương đối lớn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, cùng với việc Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt chẽ dòng vốn tín dụng, tín dụng của hệ thống ngân hàng đã tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2018, đồng thời xu thế này nhiều khả năng tiếp tục được duy trì trong những năm tới, góp phần tích cực trong việc củng cố sự ổn định của hệ thống ngân hàng. 

Tuy nhiên, S&P cũng cảnh báo hạ xếp hạng nếu kinh tế Việt Nam bất ngờ giảm tốc và hoạt động tài khóa suy giảm rõ rệt.

S&P cũng liệt kê một số rủi ro từ bên ngoài như tranh chấp thương mại giữa các cường quốc kinh tế có thể làm giảm đà xuất khẩu trong ngắn hạn. Do thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, Việt Nam có thể gặp khó khăn trong trường hợp kinh tế bên ngoài giảm sâu.

 >> ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm nay

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...