Startup Trung Quốc kết hợp mô hình Instagram và Amazon được định giá 3 tỷ USD

Trong vòng gọi vốn mới nhất, Xiaohongshu nhận được 300 triệu USD từ các nhà đầu tư dẫn đầu là Alibaba...
Startup Trung Quốc kết hợp mô hình Instagram và Amazon được định giá 3 tỷ USD

Theo tờ South China Morning Post, Xiaohongshu là một trong những startup đi tiên phong với mô hình kết hợp thương mại điện tử và mạng xã hội tại Trung Quốc. Trong vòng gọi vốn Series D, Xiaohongshu, nhận được 300 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư dẫn đầu là Alibaba Group, nâng định giá của startup 5 năm tuổi này lên hơn 3 tỷ USD.

Xiaohongshu hoạt động với mô hình kiểu kết hợp giữa mạng xã hội Instagram và Amazon - được gọi là thương mại điện tử xã hội, nơi người dùng chia sẻ hình ảnh, video, viết chia sẻ về sản phẩm và đính kèm với đó là đường linh dẫn tới các đăng tải bán hàng trực tuyến của sản phẩm đó. Tương tác xã hội giữa những người dùng với nhau góp phần khuyến khích khách hàng cùng mua sản phẩm.

Thị trường thương mại điện tử xã hội của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt giá trị 150 tỷ USD với 24 triệu nhà cung cấp bán hàng trên các nền tảng như Xiaohongshu vào năm 2020, theo hãng marketing thương mại điện tử Advangent. Trong khi đó, theo Goldman Sachs, thị trường thương mại điện tử của nước này được dự báo sẽ đạt 1.700 tỷ USD vào năm 2020.

Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn mới của Xiaohongshu còn có GSP Ventures, Tencent Investment, GGV Capital, Genesis Capital, Tiantu Capital, Zhen Fund và Adrian Cheng của K11.

Trong thông cáo ngày 1/6, Xiaohongshu cho biết sẽ dùng số vốn mới để thu hút nhân tài, phát triển cơ sở hạ tầng về máy học machine learning và tăng trưởng người dùng.

Xiaohongshu được thành lập vào năm 2013 và tính tới tháng 5/2018 có khoảng 100 triệu người dùng. Nhằm tới nhóm khách hàng là nữ giới trong độ tuổi 18 - 35, ứng dụng Xiaohongshu được dùng phổ biến bởi thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995 tới 2010) - nhóm khách hàng hoạt động tích cực nhất trên nền tảng này, Xiaohongshu cho biết.

Trên Xiaohongshu, nhiều người dùng đăng tải hình ảnh của họ tự trang điểm hoặc quảng cáo các sản phẩm chăm sóc da. Những người dùng quan tâm có thể mở website trên trình duyệt để xem người khác nói gì về sản phẩm mà họ muốn mua.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử xã hội cũng thu hút sự tham gia của nhiều ngôi sao hàng đầu Trung Quốc, dù họ không được trả tiền để quảng cáo cho trang bán hàng.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...