Tăng trưởng kinh tế Quý I thấp: Vẫn giữ kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 6,7%

Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 chiều 3/4/
Tăng trưởng kinh tế Quý I thấp: Vẫn giữ kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 6,7%

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, khu vực công nghiệp chỉ tăng trưởng 3,85% thôi và có thể nói là thấp nhất từ trước đến nay. Trong chủ trương của Thủ tướng là tăng trưởng nhưng tăng bền vững. Như vậy, do ngành khai khoáng giảm mạnh, chỉ bằng 90% năm trước, làm giảm 0,76 điểm phần trăm. Đáng chú ý nhất, khu vực công nghiệp và xây dựng quý I chỉ tăng 4,1%, đây là con số thấp. Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng vẫn phải đưa ra kịch bản là tăng trưởng GDP cả năm 6,7% trong đó có mấy giải pháp:

Trước hết, ổn đinh kinh tế vĩ mô phải tiếp tục được đặt lên hàng đầu. Ngay cả vấn đề chỉ số CPI, nợ công, tỉ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng đều được quan tâm đúng mức trong chỉ đạo của Thủ tướng. Quan điểm của chúng ta là vẫn thực hiện tăng trưởng như Nghị quyết Quốc hội đã đề ra nhưng phải là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng về sản xuất còn khai khoáng thì ta vừa làm, vừa phải giữ nguồn tài sản quốc gia chứ không vì để đạt tăng trưởng cao. Chúng ta phải đẩy mạnh phát triển các mảng khác như phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp phụ trợ… Nông nghiệp quý I tăng 2,03% so với tăng trưởng quý I/2016 là -1,31%. Vừa qua Thủ tướng đã chủ trì nhiều hội nghị liên quan đến đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Việc ổn định kinh tế vĩ mô luôn được quan tâm hàng đầu.

Thứ hai, Chính phủ đang quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém. Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã giao cho Chính phủ lập ban tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó vấn đề minh bạch vẫn bảo đảm quyền lợi người gửi tiền nhưng phải xử lý công bằng, minh bạch nợ xấu, lãi suất ngân hàng đang quản lý và ổn định lãi suất. Đây là vấn đề Chính phủ đang đưa ra.

Thứ ba, trong thời điểm hiện nay, hết sức quan tâm đến việc phát triển kinh tế tư nhân vì kinh tế tư nhân là động lực. Đặc biệt, khi báo chí hỏi là số doanh nghiệp đăng ký mới tăng cả về số lượng và vốn thì tại sao GDP lại giảm? Năm 2016, những doanh nghiệp đăng ký là 11.000 và 6 tháng đầu năm 2017 dự kiến là 26.500. Đây là những dấu hiệu rất tốt trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cắt giảm những rào cản, đặc biệt là thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, ban hành những văn bản chi tiết về những luật này theo hướng cắt giảm các thủ tục, cắt giảm giấy phép con để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tạo nguồn lực cho khối kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân huy động được nguồn tiền, nguồn vàng trong dân để đầu tư phát triển.

Thứ tư, tập trung giải ngân vốn đầu tư. Quý I giải ngân được 42,4%. Đây là việc đang được tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các thủ tục liên quan đến vấn đề đầu tư công kèm theo những giải pháp có hiệu quả cao.

Thứ năm, nhanh chóng thoát khỏi hình thức điều hành mang tính sự vụ mà cần tập trung xây dựng những chiến lược.

Đây là những chủ trương lớn, những giải pháp, nhiệm vụ căn cơ mang tính định hướng, chiến lược dài hơi và xây dựng các kịch bản để tập trung xây dựng các chỉ tiêu, các mặt hàng, các khu vực để tính toán làm sao chủ động trong việc điều hành, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu thì số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế quý I chỉ đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (5,46%). Tuy nhiên, nhìn vào bản chất kinh tế của việc tăng trưởng quý I/2017, tăng trưởng này hoàn toàn ổn định.

"Con số thấp chủ yếu là do khai khoáng, đặc biệt do khai thác dầu khí giảm và việc giảm này là theo kế hoạch chủ động giảm. Năm ngoái ta đã khai thác hơn 15 triệu tấn dầu nhưng năm nay theo kế hoạch chỉ khai thác 12,28 triệu tấn, riêng quý I giảm 600.000 tấn so với cùng kỳ.

"Chúng tôi đã tính nếu khai thác dầu khí bằng mức năm ngoái thì tăng trưởng của 3 tháng đầu năm nay là 5,95%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Nhìn về bản chất thì đây là việc giảm chủ động. Cơ bản đánh giá quý I như Bộ trưởng VPCP đã nêu là tạo môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm, đặc biệt là cân đối về tài chính ngân sách, lạm phát trong tầm kiểm soát mặc dù lạm phát bình quân đã cao hơn mức Quốc hội quy định nhưng lạm phát trong quý I chủ yếu là do sự chủ động đưa giá dịch vụ y tế và giáo dục vào tháng 3 lên, nếu không thì cũng chưa vượt quá", ông Đào Quang Thu nhấn mạnh.

Niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh rất tốt, doanh nghiệp thành lập mới cũng như doanh nghiệp quay trở lại tăng rất nhiều so với cùng kỷ, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những thông số cho thấy rằng môi trường đầu tư kinh doanh của chúng ta tốt. Bộ KH&ĐT hoàn toàn tin tưởng với những thông số như nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu 3 tháng đầu năm, đầu tư khu vực tư nhân 3 tháng đầu năm, khu vực doanh nghiệp nước ngoài… những yếu tố này sẽ tác động trễ và tác động lên tăng trưởng kinh tế trong quý II, III và ta có để đạt được cao hơn mong muốn.

Về giải pháp, Chính phủ đã bàn và đưa ra những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, sắp tới sẽ ưu tiên tạo môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, thực hiện tốt Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ. Thứ hai, thúc đẩy tạo điều kiện để giải ngân các nguồn vốn đầu tư của cả khu vực tư nhânvà Nhà nước. Bộ KH&ĐT sẽ tháo gỡ mọi khó khăn, những gì Nhà nước chưa giao sẽ tiếp tục giao để triển khai, những dự án FDI đã vào thì các địa phương sẽ tạo điều kiện để giải ngân vốn đăng ký. Thứ ba, tiếp tục cải thiện, cơ cấu lại nền kinh tế để bảo đảm phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Đây là những giải pháp chủ yếu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...