Tân CEO Gelex và bí ẩn những vụ thâu tóm nghìn tỷ

Ngày 26/8/2016, HĐQT Tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện (Gelex, mã GEX) đã ra quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn làm Tổng Giám đốc, đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật thay cho ông Ng
Tân CEO Gelex và bí ẩn những vụ thâu tóm nghìn tỷ

Bất ngờ trở thành Tổng giám đốc của một Tổng công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam nhưng không phải đến bây giờ cái tên Nguyễn Văn Tuấn mới được thị trường chứng khoán biết đến. Mọi người thường gọi doanh nhân này với biệt danh Tuấn "mượt".

Sinh năm 1984, ông Tuấn đang giữ các chức vụ như Chủ tịch HĐQT CTCP FTG Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT CTCK IB (mã: VIX), phó chủ tịch của Hạ tầng FECON và chủ tịch của Tổng Công ty Đường sông Miền Nam (Sowatco – SWC). Tuy nhiên, chưa lộ mặt trên truyền thông bao giờ, cái tên Tuấn "mượt" khá bí ẩn, thường chỉ được biết đến với các "giai thoại" trong cộng đồng nhà đầu tư.

Trong vài năm gần đây, tên tuổi ông Tuấn trở nên nổi bật bởi những thương vụ thâu tóm tại các DN logistics mà nhà nước thoái vốn như Vietransimex, Sowatco và mới nhất là Gelex... với tổng giá trị các thương vụ lên tới cả nghìn tỷ đồng. Đặc điểm của các thương vụ này là sự chuyển nhượng cổ phần lòng vòng vô cùng phức tạp giữa các cổ đông, đến giờ vẫn chưa kết thúc.

Chứng khoán IBSC và cuộc chuyển nhượng của bầu Thụy

Trước tất cả các thương vụ trên, ông Nguyễn Văn Tuấn đã được biết đến trong vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT của CTCK IBSC (mã: VIX) – vốn là công ty chứng khoán Xuân Thành trước đây của bầu Thụy. Thất bại trong lĩnh vực chứng khoán, bầu Thụy bán hết cổ phần và chứng khoán Xuân Thành đã thay ruột với bộ máy lãnh đạo mới, đề ra chiến lược và mục tiêu mới. Sau đó, công ty này nổi lên với các thương vụ làm trung gian để mua bán nhiều cổ phiếu.

Sowatco và hàng loạt doanh nghiệp logistics đã về tay 1 nhóm cổ đông

Trước khi về một mối với Gelex, những DN logistics nói trên đã trải qua một giai đoạn "nhào nặn" vô cùng phức tạp trong cơ cấu cổ đông. Quá trình đó gắn liền với những cái tên như CTCP Chứng khoán IB (mã: VIX), Công ty quản lý quỹ IB, CTCP SCI (mã: S99), Công ty quản lý quỹ Ngân hàng Công thương và CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần. Riêng tại doanh nghiệp mới nhất là Tổng Công ty Đường sông Miền Nam (Sowatco), bắt đầu từ việc SCIC thoái toàn bộ hơn 66% vốn cổ phần hồi đầu năm nay (tổng giá trị thoái vốn khoảng 560 tỷ đồng), các cổ đông mới đã xuất hiện.

Từ tổ chức như CTCP SCI, CTCK IB cho đến hàng loạt cá nhân với khối lượng mua từ vài triệu cho đến chục triệu cổ phiếu. Cũng rất nhanh, các cá nhân này rút lui và chuyển cổ phần của SWC cho các tổ chức như CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL Corp), Quản lý quỹ IB. Mới đây, tại ĐHĐCĐ bất thường của Sowatco, cổ đông đã chấp thuận việc Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans được phép mua đến 75% cổ phần của SWC mà không phải thực hiện chào mua công khai.

Gelex – Từ thiết bị điện đến … logistics

Ngày 26/12/2015 là phiên giao dịch lịch sử của TTCK Việt Nam khi một cổ phiếu giao dịch đến hơn 122 triệu cổ phiếu bằng phương thức khớp lệnh tương đương gần 2.200 tỷ đồng. Đó là GEX với giao dịch thoái vốn của Bộ Công thương. Sau sự kiện đó, những người từng quan tâm đến Gelex hẳn phải vô cùng ngạc nhiên trước sự thay da đổi thịt chóng mặt của doanh nghiệp này. Xuất hiện những cổ đông mới, Gelex bắt đầu thay đổi về nhân sự và có chiến lược phát triển mới.

Trong cuộc ĐHCĐ tổ chức đầu tháng 8, đề án tái cấu trúc hoạt động của GEX có hàng loạt phương án bất ngờ nhưng đều đã được thông qua. Theo đó, từ lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất thiết bị điện, dây cáp điện, kinh doanh bất động sản, GEX bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới và gần như không liên quan gì, đó là logistics.

Ồ ạt huy động vốn, Gelex lên kế hoạch thâu tóm Sotrans và khai thác dự án “đất vàng” cạnh hồ Gươm Để nhanh chóng, GEX dự kiến sẽ dùng 1.500 tỷ đồng để tiến hành các hoạt động mua cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, triển khai ngay trong quý 4/2016 và năm 2017. Và đơn vị được lựa chọn để thâu tóm là CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans, mã: STG).

Như sơ đồ trên đã mô tả, Sotrans đang sở hữu cổ phần tại CTCP MHC, CTCP Vận tải Đa phương thức (Viettransimex, VTX), Tổng Công ty Đường sông Miền Nam (Sowatco, SWC). Tính đến hiện tại, 2 cổ đông lớn nhất của STG là CTCP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần, IBSC, ngoài ra là VVDIF, PTC, bà Nguyễn Thị Hương Trà…

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Bước sang năm 2025, giới đầu tư kỳ vọng hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ sôi động trở lại, mang đến một “làn gió mới” trong bối cảnh thị trường chứng khoán sau nhiều năm thiếu "hàng chất lượng" lên sàn...

Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng của BCM

Becamex IDC bị xử phạt do công bố thông tin sai

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai về tình hình sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu...

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Phố Wall bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng vốn hoá lớn - yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những phiên trước - cũng chịu ảnh hưởng…

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Công ty chứng khoán gợi ý các chủ đề đầu tư tiềm năng năm 2025

Triển vọng chứng khoán Việt Nam 2025 đầy tiềm năng nhờ bất động sản hồi phục, đầu tư công tăng tốc, và các dự án dầu khí trọng điểm. BVSC khuyến nghị tập trung vào nhóm hạ tầng, khu công nghiệp, dầu khí, bất động sản và ngân hàng với định giá hấp dẫn, tạo cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả...

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones “ăn mừng” 5 phiên tăng liên tiếp

Chỉ số Dow Jones tăng điểm vào thứ Năm, kéo dài chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, dù cho khối lượng giao dịch thấp và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao gây áp lực lên một số cổ phiếu công nghệ lớn…