Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại xăng dầu

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản số 2187/BCĐ389 - CQTT về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại xăng dầu.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị, lực lượng chức năng liên quan triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ.

Một vụ nhập lậu xăng dầu được phát hiện trên vùng biển Hải Phòng
Một vụ nhập lậu xăng dầu được phát hiện trên vùng biển Hải Phòng

Theo đó, Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Cụ thể, lực lượng Quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh xăng dầu theo các loại hình trên địa bàn để kịp thời phát hiện các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

Mặt khác, tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng vi phạm. Ngoài ra, giao Cơ quan Thường trực là Tổng cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện và tổng hợp kết quả, báo cáo Trưởng ban.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.