Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng để phục hồi và phát triển doanh nghiệp

Chiều 10/3 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng để phục hồi và phát triển doanh nghiệp”.

Hội thảo diễn ra với sự hỗ trợ của Chương trình #SheMeansBusiness thuộc tập đoàn Meta.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch VWEC phát biểu tại sự kiện
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch VWEC phát biểu tại sự kiện

Đây là một trong chuỗi các sự kiện do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1982 năm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Hội thảo diễn ra với sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch VWEC. Hơn 150 đại biểu là đại diện một số cơ quan Bộ, ban, ngành, VCCI, tổ chức quốc tế, đại diện các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ Doanh nhân các tỉnh/thành phố, các doanh nghiệp và các doanh nhân nữ trên cả nước đã tham dự với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu trên cả nước tham dự với hình thức trực tiếp và trực tuyến
Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu trên cả nước tham dự với hình thức trực tiếp và trực tuyến

Hội thảo có sự tham dự, phát biểu và chia sẻ của ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viên nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Beth Ann Lim - Giám đốc, Chương trình chính sách và Quan hệ Chính phủ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Quản lý toàn cầu Chương trình #SheMeansBusiness, Tập đoàn Meta; ông Ruici Tio - Quản lý Chương trình Chính sách, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tập đoàn Meta; Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc quốc gia, Visa Việt Nam và Lào; Bà Phạm Thị Vân Khánh - Giám đốc Ban Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), bà Đỗ Lê Thanh Bích - Giám đốc Quan hệ đối tác, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và các nữ CEOs.

Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo
Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo

Tại hội thảo, đại biểu đã được các chuyên gia, diễn giả cập nhật thông tin, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về các chính sách/chương trình hỗ trợ về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ nâng cao khả năng chống chịu và thích ứng, vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam nhận định, đại dịch Covid 19 như một trận cuồng phong kinh hoàng, tàn phá sức người, sức của của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đã làm các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp do nữ làm chủ lâm vào tình trạng mất thị trường, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nhân công, chi phí tăng, không kiểm soát được dòng tiền… Khảo sát doanh nghiệp do VCCI thực hiện năm 2021 cho thấy có tới 93,9% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch. Trước bối cảnh đó đã có tới 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm 2020 (Số liệu của TCTK năm 2021).

Nghiên cứu nhanh của VWEC tháng 3 năm 2020 đã chỉ ra rằng có tới 72,2% doanh nghiệp được hỏi nhận định dịch bệnh sẽ làm mất/thu hẹp thị trường tiêu thụ; 62,9% nhận định doanh nghiệp thiếu vốn/dòng tiền kinh doanh; 44,4% trả lời doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp lực lượng lao động; 29,6% doanh nghiệp trả lời sẽ không có khả năng trả được khoản nợ vay ngân hàng đến hạn và 25,9% cho rằng sẽ bị thiếu nguồn cung nguyên liệu đầu vào…

Tuy nhiên bà Minh tin tưởng: “Các doanh nhân nữ Việt Nam với bản lĩnh kiên cường“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, cùng sự đồng hành của Chính phủ, sự tiếp sức của VCCI, các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức hỗ trợ trong nước và quốc tế, sẽ quyết tâm tìm ra những giải pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe của doanh nghiệp, mà “chuyển đổi số” và “khai thông dòng tiền” là liều vắc xin cần thiết nhất trong lúc này giúp các doanh nghiệp do nữ làm chủ sớm phục hồi và phát triển bền vững”.

Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến nghị, trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, doanh nghiệp cần phát huy tối đa sự chủ động để tái cấu trúc, phát huy hiệu quả cao nhất trong các lĩnh vực tài chính, chuyển đổi số, Cách mạng công nghiệp 4.0, liên kết doanh nghiệp và phát triển bền vững để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã diễn ra hai phiên thảo luận sôi nổi về các giải pháp tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp gồm: Sức khỏe tài chính doanh nghiệp và chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp; Bài học kinh nghiệm của doanh nhân nữ về tiếp cận và sử dụng nguồn lực hỗ trợ tài chính, chuyển đổi số và tái cấu trúc doanh nghiệp. Hội thảo là một trong những nỗ lực của VWEC nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ làm chủ vượt qua các khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới.

Năm 2022 cũng là kỷ niệm 5 năm ra mắt chương trình #SheMeansBusiness (2017 - 2022) tại Việt Nam, một sáng kiến của Tập đoàn Meta. Trong hơn 5 năm qua, chương trình đã đào tạo và giới thiệu tài nguyên tham khảo, hỗ trợ nâng cao năng lực số và quản lý tài chính cho hơn 35.000 phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh góp phần nâng cao khả năng thích ứng và trụ vững trong bối cảnh đại dịch đầy thách thức hiện nay.

Bà Beth Ann Lim, Giám đốc Chương trình chính sách và Quan hệ Chính phủ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Quản lý toàn cầu Chương trình #SheMeansBusiness, Tập đoàn Meta cho rằng: “Tôi vô cùng tự hào có thể kỷ niệm cột mốc 5 năm chương trình #SheMeansBusiness tại Việt Nam, điều mà sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không có sự hợp tác tuyệt vời của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam. Đặc biệt, trong hai năm vừa qua, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều nữ doanh nhân hơn nữa thông qua các chương trình đào tạo, các nguồn tài nguyên học tập theo nhu cầu nhằm tăng cường kỹ năng số và quản lý tài chính để phát triển doanh nghiệp. Khi tiến tới cột mốc kỷ niệm này, việc chuyển đổi số đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và chúng tôi mong muốn tiếp tục mối quan hệ đối tác tốt đẹp giữa 2 tổ chức để đạt được sứ mệnh chung là mở khóa tiềm năng kinh doanh của phụ nữ và thúc đẩy phục hồi kinh tế bao trùm”.

Xem thêm

Nâng cao năng lực cho doanh nhân nữ trong nền kinh tế số

Nâng cao năng lực cho doanh nhân nữ trong nền kinh tế số

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu và vai trò cũng như tính cần thiết của nó càng được chứng minh khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp vẫn băn khoăn trước việc nên chuyển đổi số như thế nào để thành công.
Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng

Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng

Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc VCCI vừa tổ chức hội thảo trực tuyến “Giải pháp hỗ trợ doanh nhân nữ vượt qua khủng hoảng và Lễ ra mắt chương trình SheMeansBusiness – Quản lý tài chính để phát triển DN bền vững".

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…