Tập đoàn Dệt may Việt Nam dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6%

Tập đoàn Dệt may Việt Nam vừa có thông báo về việc thực hiện trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Theo thông tin công bố, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã chứng khoán: VGT) sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%, tương đương mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu VGT sẽ được nhận 600 đồng. Hiện tại với vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, dự kiến doanh nghiệp này sẽ mất khoảng 300 tỷ đồng cho việc chi trả cổ tức cho năm 2022. Ngày chốt danh sách cổ đông là 30/6, ngày thanh toán là 25/8.

Về kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu hợp nhất của VGT đạt 4.215 tỷ đồng, giảm 13,5% so với quý cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng 56% từ 81 tỷ đồng lên đến 127 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2023 đạt 92 tỷ đồng giảm 71,8% so với quý 1/2022.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu giảm mạnh là do tiếp nối những khó khăn của thị trường từ cuối năm 2022. Sang đầu năm 2023, ngành sợi vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Các đơn vị sợi của Tập đoàn đều có hiệu quả thấp do nhu cầu thị trường thấp, lượng tồn kho sợi của thế giới còn cao, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến doanh thu quý 1/2023 giảm mạnh so với quý cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2023 dựa trên cơ sở kịch bản thị trường tốt, VGT đặt ra kế hoạch đầy thử thách với doanh thu hợp nhất là 19.550 tỷ đồng, bằng 100,1% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế là 935 tỷ đồng bằng 85,8% so với 2022. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp này cũng đưa ra những giải pháp thiết thực giúp cải thiện hoạt động sản xuất trong bối cảnh ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Diễn biến thị giá VGT trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch sáng ngày 19/6, giá cổ phiếu của VGT đang ở mức 12.400 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa thị trường đạt 6.300 tỷ đồng.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập theo Quyết định ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu May. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu dệt may, bông xơ; xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại, hàng dệt may; kinh doanh bán lẻ các sản phẩm dệt may...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...