Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ thêm 29.000 tỷ đồng

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỷ đồng...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ thêm 29.000 tỷ đồng

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do cơ quan này làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, Ủy ban vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, số lỗ 6 tháng năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 35.400 tỷ đồng. Còn tính trong 8 tháng năm 2023, số lỗ của EVN dự kiến là hơn 28.700 tỷ đồng.

Năm 2022, EVN lỗ 26.500 tỷ đồng, chưa bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá.

Như vậy, tính chung số lỗ năm 2022 và 8 tháng năm 2023, công ty mẹ EVN đã lỗ tổng cộng khoảng trên 55.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ EVN, năm 2023, kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, tập đoàn không thể trả nợ đúng hạn; các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN.

Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay.

Do đó, Tập đoàn Điện lực đề nghị Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính cho EVN.

Cụ thể, EVN kiến nghị được điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào. Về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, EVN mong được Chính phủ và các bộ, ngành cho phép tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện trong thời gian tới để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Trước đó, như đã nói, vào năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2022 là hơn 26.200 tỷ đồng. Chia sẻ về khoản lỗ của EVN trong năm 2023, ông Nguyễn Xuân Nam, phó tổng giám đốc EVN, cho biết khoản lỗ này đã gây khó khăn về tài chính cho EVN.

Vì vậy tập đoàn đã có đề xuất trình Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện. Thực tế, ngay sau đó, sang đến tháng 4/5/2023, EVN chính thức tăng giá điện tăng 3%.

"Năm 2022 lỗ chủ yếu là do chi phí sản xuất điện đầu vào tăng cao. Đặc biệt là giá than tăng gấp hơn 3 lần, có thời điểm tăng gấp 4-5 lần. Giá khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi là nguyên nhân khiến chi phí mua điện tăng cao. Nhưng bốn năm nay đã không điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân nên EVN rất khó khăn", ông Nam cho biết.

Ông Nam cũng thông tin thêm trong bối cảnh khó khăn đó đã thực hiện tiết giảm chi phí, mà còn cắt giảm các khoản sửa chữa lớn có thời điểm tới 30%. Cộng thêm các khoản thu khác, EVN tiết giảm tới 10.000 tỷ đồng, giúp khoản lỗ còn lại là 26.200 tỷ đồng.

Về khoản chênh lệch tỷ giá, ông Nam cho biết chưa phân bổ vào giá bán lẻ điện bình quân vì phải đảm bảo hài hòa lợi ích an sinh xã hội.

Được biết, tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của EVN, Deloitte đã đưa ra ý kiến ngoại trừ. Nguyên nhân do báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1 - công ty con của tập đoàn) đã được hợp nhất vào báo cáo tài chính của EVN, trong khi tổ chức kiểm toán không thể thu thập được các tài liệu thích hợp về số liệu của PECC1, cũng như không thực hiện được các thủ tục thay thế đối với Báo cáo tài chính PECC1 cho năm 2021. Do vậy, Deloitte phải đưa ra ý kiến ngoại trừ với Báo cáo chính hợp nhất năm 2021 của EVN.

Tương tự, Deloitte cũng không thể thu thập đủ tài liệu thích hợp về số liệu của PECC1 cho năm 2022, và không xác định được ảnh hưởng từ vấn đề ngoại trừ năm 2021 đến báo cáo tài chính năm 2022, do đó chưa thể xác định có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu liên quan hay không.

Thêm vào đó, kiểm toán cũng dành riêng một mục để nhắc đến các khoản công nợ tiềm tàng của EVN.

Xem thêm

Bị EVN nợ 13.000 tỷ đồng, PV Power than gặp khó

Bị EVN nợ 13.000 tỷ đồng, PV Power than gặp khó

Tại cuộc họp với Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã cho biết về những khó khăn và thách thức đang phải đối mặt...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...