Tập đoàn FLC được phép chào bán gần 300 triệu cổ phiếu

Nếu đợt phát hành gần 300 triệu cổ phiếu thành công, Tập đoàn FLC (mã: FLC) sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên mức gần 10.100 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC được phép chào bán gần 300 triệu cổ phiếu

Tập đoàn FLC tiếp tục tăng vốn điều lệ để phục vụ đầu tư các dự án bất động sản và hàng không

Ngày 5/8, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận số 50/GCN-UBCK chấp thuận việc đăng kí chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Tập đoàn FLC. Theo đó, công ty sẽ chào bán hơn 299,6 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu (tỉ lệ thực hiện là 42,2%) với giá mệnh giá 10.000 đồng/CP. Tổng giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá là hơn 2.996 tỷ đồng.

Tập đoàn FLC đưa ra mức giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/CP và HĐQT căn cứ vào tình hình thực tế để có thể điều chỉnh mức giá bán nhưng không thấp hơn mệnh giá cổ phần.

Thời gian phân phối cổ phiếu là trong vòng 90 ngày kể từ ngày 5/8, tức là đến ngày 5/10/2019 sẽ hoàn thành đợt phát hành này. Công ty cổ phần chứng khoán An Phát là đơn vị tư vấn phát hành cho FLC.

Cùng ngày 5/8, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC ra nghị quyết chốt ngày 20/8/2019 là ngày đăng kí cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Nếu đợt phát hành này thành công, vốn điều lệ của Tập đoàn FLC sẽ tăng từ mức hiện tại gần 7.100 tỷ đồng lên gần 10.100 tỷ đồng, tương ứng hơn 1 tỉ cổ phiếu lưu hành.

Về phương án sử dụng vốn tăng thêm, Tập đoàn FLC cho biết sẽ phân bổ vốn như sau: bổ sung vốn lưu động, đầu tư vốn cho một số dự án bất động sản như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn, FLC Hạ Long, dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Bình… Tập đoàn cũng sẽ tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt – đơn vị vận hành hãng hàng không Bamboo Airways từ 1.300 lên 2.000 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu FLC trong vòng 1 năm qua đã giảm rất mạnh, từ mức đỉnh giá 6.820 đồng/CP xác lập hồi tháng 8/2018, đến nay FLC chỉ còn giao dịch quanh mức 4.000 đồng/CP. Tức thị giá cổ phiếu FLC đã “bốc hơi” mất 41% và đã giao dịch dưới mệnh giá trong nhiều năm qua.

Giá cổ phiếu FLC hiện chỉ mang giá trà đá thời gian dài đã khiến lãnh đạo và cổ đông rầu lòng.

Chia sẻ với cổ đông tại Đại hội cổ đông ngày 26/6, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bày tỏ băn khoăn khi doanh nghiệp vẫn phát triển, tăng trưởng cao, nhiều dự án bất động sản lớn được đầu tư và đem lại doanh thu rất lớn. Song giá cổ phiếu FLC vẫn nằm dưới giá trị thực.

“Giá cổ phiếu thấp tôi cũng thấy buồn lắm, đến mức có thời gian cả tháng tôi không xem bảng điện tử”, ông Quyết chia sẻ.

Trước lo ngại của cổ đông về việc phát hành khối lượng lớn 300 triệu cổ phiếu trong khi thị giá FLC chỉ 4.000 – 5.000 đồng/CP, Chủ tịch FLC giải thích, kế hoạch phát hành thêm đã được thông qua từ Đại hội cổ đông năm 2018 nhưng chưa thực hiện được vì cổ phiếu FLC vẫn ở dưới mệnh giá. Và năm nay công ty vẫn theo đuổi kế hoạch tăng vốn thêm gần 3.000 tỷ đồng này. Tuy nhiên, lãnh đạo FLC cho biết nếu cổ phiếu FLC không trên mệnh giá thì sẽ không phát hành tăng vốn.

Về kết quả kinh doanh, Tập đoàn FLC vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.

Trong 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn FLC đạt hơn 7.275 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Song lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 151 tỷ đồng, giảm 22,5% và lãi sua thuế còn 21 tỷ đồng. Theo kế hoạch năm 2019, tập đoàn phấn đấu đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Tập đoàn FLC tiếp tục tăng thêm 1.608 tỷ đồng, lên tới 27.497 tỷ đồng (tương đương gần 1,2 tỷ USD) và nằm trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn tỷ đô trên sàn chứng khoán.

>> Ông Trịnh Văn Quyết lại cam kết: “Tôi hứa sẽ mua vào cổ phiếu FLC”

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...