Tập đoàn Masan dự chi hơn 1.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022

Với 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Tập đoàn Masan dự kiến chi 1.120 tỷ đồng để thanh toán tạm ứng cổ tức năm 2022.
Tập đoàn Masan dự chi hơn 1.100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa thông báo về việc tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt.

Theo đó, Masan sẽ tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%. Tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 800 đồng. Với 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Masan dự kiến trích ngân sách hơn 1.100 tỷ đồng trong đợt phân phối lợi nhuận này.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 5/7/2022. Masan sẽ thanh toán cổ tức vào ngày 13/7.

Trước đó, Masan đã hoàn tất 2 đợt phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Cụ thể, tập đoàn đã phát hành thành công hơn 7,8 triệu cổ phiếu ESOP và hơn 236 triệu cổ phiếu thưởng. Vốn điều lệ của Masan đã tăng lên mức hơn 14.237 tỷ đồng sau phát hành.

Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Masan lần lượt đạt 18.189 tỷ đồng và 1.895 tỷ đồng, lần lượt giảm 8,9% và tăng 452,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, Masan lên kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất đạt từ 90.000-110.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22% – 36% so với mức 74.200 tỷ đồng (loại trừ doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi) trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ trong khoảng 6.900 – 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 82% – 124% so với mức 3.800 tỷ đồng trong năm 2021 (sau khi loại trừ khoản thu nhập một lần từ việc chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi).

Như vậy, tập đoàn đã hoàn thành 16,5 - 20,2% kế hoạch về doanh thu và 22,3-27,5% kế hoạch về lợi nhuận.

Cổ phiếu MSN đóng cửa phiên 20/6 ở mức giá 111.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 158.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...