Tập đoàn Sao Mai (ASM) trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 15%

Tập đoàn Sao Mai thông báo ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức 2021 là 10/10, thời gian thanh toán dự kiến là 4/11.
Tập đoàn Sao Mai (ASM) trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 15%

CTCP Tập đoàn Sao Mai (Mã: ASM) chuẩn bị trả cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 15%, nghĩa là một cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Với 336 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ASM cần chi 504 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức.

Ngày 10/10 là ngày đăng cuối cùng để nhận cổ tức năm 2022, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/10. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 4/11.

Hiện tại, ông Lê Thanh Tuấn, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn là cổ đông lớn nhất của công ty khi nắm giữ 64,9 triệu cổ phiếu ASM, tương ứng với 19,31% vốn. Như vậy, ông Tuấn có thể nhận về 97 tỷ đồng tiền cổ tức.

Con trai ông Tuấn là ông Lê Tuấn Anh sở hữu 11,26% vốn sẽ nhận được khoảng 57 tỷ đồng. Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai Lê Thị Nguyệt Thu, con gái ông Thuấn, nắm giữ 5,33% vốn, có thể thu về khoảng 27 tỷ đồng. Và vợ ông Thuấn là bà Võ Thị Thanh Tâm, nắm 5,2% vốn có thể nhận về 26 tỷ.

Mới đây, ASM đã thông báo hủy phương án phát hành hơn 168 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ được HĐQT thông qua ngày 8/6. Lý do được công ty đưa ra là kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và thị trường không thuận lợi.

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm, doanh nghiệp đạt 7.221 tỷ đồng doanh thu, tăng 14% và thực hiện 49% kế hoạch năm; lãi sau thuế 673 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn lý giải, doanh thu thuần tăng nhờ hoạt động xuất khẩu cá fillet đã trở lại bình thường, biên lợi nhuận gộp cải thiện và doanh thu tài chính tăng cao nhờ lãi tiền gửi, cho vay cùng chênh lệch tỷ giá thúc đẩy lợi nhuận.

Năm nay, ASM đặt chỉ tiêu đạt 14.700 tỷ đồng doanh thu và 1.630 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, công ty đã đạt 49% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của công ty tăng 4,7% so với đầu kỳ, đạt khoảng 19.024 tỷ đồng. Tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 2.343 tỷ đồng.

Cuối quý II, tổng nợ vay của ASM là 8.193 tỷ đồng, trong đó chiếm 57% là vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 8.204 tỷ đồng bao gồm lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối là 1.578 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...