Tập đoàn Sembcorp sẽ đầu tư thêm khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp cho biết sẽ đầu tư mạnh vào chuỗi khu công nghiệp VSIP và phát triển các lĩnh vực xanh tại Việt Nam...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp

Thông tin trên được ông Lee Ark Boon, Phó chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Sembcorp nêu tại cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng 2/12.

Cụ thể, ông Lee Ark Boon khẳng định Sembcorp tiếp tục đầu tư thêm các khu công nghiệp tại Việt Nam. Tập đoàn này cũng có kế hoạch phát triển khu công nghiệp carbon thấp, công nghệ cao, trung tâm dữ liệu xanh để đồng hành với định hướng chuyển đổi xanh của Việt Nam.

CEO Sembcorp mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch này. Được biết, Sembcorp là nhà đầu tư, phát triển các khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam trong 28 năm qua. Đến nay, tập đoàn này đầu tư 18 khu công nghiệp VSIP tại 13 tỉnh, thành phố, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động.

Trước ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá VSIP là biểu tượng thành công trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore. Các khu công nghiệp VSIP cũng là ví dụ điển hình về kết hợp giữa phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.

Ông cho biết Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác với Sembcorp, trong đó tập trung vào các dự án phát triển khu công nghiệp thông minh và năng lượng sạch. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn kinh doanh.

Hiện tại, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào Việt Nam, với khoảng 3.800 dự án, tổng vốn gần 81 tỷ USD.

screen-shot-2024-12-02-at-153105.png
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo Tập đoàn UOB

Tiếp lãnh đạo Tập đoàn United Overseas Bank (UOB), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư gồm công nghệ cao, tài chính và năng lượng xanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nghiên cứu thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng. Đây là những lĩnh vực Singapore có thế mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tỏ mong muốn UOB mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Singapore, sẵn sàng tạo điều kiện để các nhà đầu tư, trong đó có UOB tham gia vào các lĩnh vực này ở Việt Nam.

Phó chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn United Overseas Bank (UOB) Wee Ee Cheong cho hay Việt Nam luôn trong top đầu thị trường mà ngân hàng này muốn đầu tư lâu dài.

Tổng giám đốc UOB kỳ vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong quá trình thúc đẩy, mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

UOB là ngân hàng duy nhất của Singapore đang hiện diện tại Việt Nam, với tổng vốn cho vay các doanh nghiệp FDI khoảng 8 tỷ USD. Đầu năm ngoái, đơn vị này mua lại mảng ngân hàng bán lẻ của Citibank Việt Nam, góp phần củng cố chiến lược và cam kết dài hạn của UOB tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đang thăm chính thức Singapore từ ngày 1-3/12, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore.

Singapore là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong khu vực. 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch thương mại đạt 7,6 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Quốc đảo sư tử đứng thứ 2/145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. .

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...