Tập đoàn Xuân Khiêm bị xử phạt vì bán hàng lậu, hàng giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình vừa xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm hàng trăm triệu đồng vì hành vi bán hàng lậu, hàng giả...

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm bị phạt do buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một trạm dừng nghỉ trên địa bàn.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, mới đây Đội quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một trạm dừng nghỉ thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang bày bán nhiều sản phẩm là khăn quàng cổ giả mạo các nhãn hiệu Chanel, Louis Vuitton, Burberry, Dior, cùng nhiều sản phẩm là đồ chơi trẻ em các loại được xác định là hàng hóa nhập lậu và số lượng lớn túi xách da là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trạm dừng nghỉ của Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm bán nhiều hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc
Trạm dừng nghỉ của Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm bán nhiều hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc

Trước hành vi đó, lực lượng chức năng đã thiết lập hồ sơ hành chính vụ việc. Sau đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã ban hành xử phạt hàng trăm triệu đồng với Tập đoàn Xuân Khiêm vì những hành vi nêu trên.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành cùng lúc 5 quyết định xử phạt 5 hộ kinh doanh vì hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Nike, Adidas, Ranger, Catier, Patekphilppe…

Việc phát hiện và xử phạt các hộ kinh doanh là kết quả của việc thực hiện kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang.

Hiện pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp.

Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính hành, theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000, tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật.

Trong khi đó, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Cụ thể, trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...