Tàu đã vẽ xong nhưng tiền chưa đủ, Âu Lạc lấy gì để chèo con sóng 11.400 tỷ đồng?

Doanh nghiệp vận tải biển Âu Lạc công bố kế hoạch đầu tư “khủng” với tham vọng đóng mới 12 tàu trị giá tới 11.400 tỷ đồng...

Tàu đã vẽ xong nhưng tiền chưa đủ, Âu Lạc lấy gì để chèo con sóng 11.400 tỷ đồng?

Trong một động thái thể hiện tham vọng lớn, Công ty Cổ phần Âu Lạc (mã OTC: ALC), doanh nghiệp vận tải xăng dầu đường biển dưới sự điều hành của bà Ngô Thu Thúy vừa được cổ đông “gật đầu” cho kế hoạch đầu tư đội tàu lên tới 12 chiếc, trị giá khoảng 450 triệu USD, tương đương 11.400 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ, đặc biệt khi đặt trong tương quan với tình hình tài chính hiện tại của công ty.

Ở góc nhìn kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của Âu Lạc muốn đầu tư đội tàu tới 11.400 tỷ đồng là bước đi thể hiện rõ khát vọng bứt phá và gia tăng thị phần trong ngành vận tải xăng dầu đường biển. Nhưng nếu lật ngược những con số tài chính, sẽ thấy tham vọng ấy đang vượt xa khả năng hiện hữu.

Theo tình hình kinh doanh, năm 2024 được xem là năm “đỉnh cao” của Âu Lạc với doanh thu vượt 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 261 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 32% so với năm trước.

Tuy nhiên, những con số tăng trưởng bắt đầu “hạ nhiệt”. Quý 1/2025 ghi nhận doanh thu sụt giảm 21% xuống còn 292 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 47 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.

Về mặt tài sản, tính đến cuối tháng 3/2025, tổng tài sản của Âu Lạc chỉ đạt xấp xỉ 2.189 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 1.448 tỷ và tiền mặt cùng tiền gửi ngân hàng là 727 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-05-12-luc-191933.png

Nếu so sánh con số 11.400 tỷ đồng với các chỉ số tài chính hiện tại, kế hoạch này lớn hơn gấp 5,2 lần tổng tài sản và cao hơn 18 lần lượng tiền mặt công ty đang nắm giữ. Việc một doanh nghiệp vận tải biển quy mô trung bình đặt cược vào kế hoạch gấp nhiều lần năng lực tài chính không khỏi khiến giới quan sát đặt câu hỏi: Nguồn vốn nào sẽ chống lưng cho tham vọng này?

Tại đại hội cổ đông, ngoài kế hoạch đóng tàu, không có thông tin rõ ràng nào về phương án huy động vốn, từ phát hành thêm cổ phần, vay ngân hàng hay liên doanh liên kết.

Trong bối cảnh thị trường vốn không còn dễ dãi, lãi suất vẫn ở mức cao và yêu cầu kiểm soát rủi ro từ các ngân hàng ngày càng gắt gao, việc huy động hàng nghìn tỷ đồng không phải là bài toán có thể giải trong một sớm một chiều.

Bà Ngô Thu Thúy không phải cái tên lạ trong ngành vận tải biển, nhưng gần đây càng gây chú ý khi xuất hiện trong danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ACB. Điều này mở ra một loạt những liên hệ tài chính đáng để phân tích.

Không chỉ cá nhân bà Thúy, hai người con của bà, Nguyễn Thiên Hương Jenny và Nguyễn Đức Hiếu Johnny cũng liên tục mua vào cổ phiếu ACB, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 2,558%. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương nơi bà Thúy làm Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật cũng đang nắm giữ gần 1,3% vốn ACB, trong khi các cá nhân liên quan đến công ty này sở hữu thêm khoảng 2,4%.

Tính tổng thể, nhóm cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thúy hiện nắm giữ gần 3,87% vốn điều lệ ACB tức vượt ngưỡng trở thành cổ đông lớn theo quy định hiện hành. Ước tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu ACB, số cổ phần này có giá trị lên tới hơn 4.079 tỷ đồng một con số không thể xem nhẹ.

Được biết, ngoài ACB và Giáo dục Quốc tế Thiên Hương, bà Ngô Thu Thúy còn là cổ đông tại nhiều doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân An Thạnh – Long An, Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Đồng Nai,....

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 54/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các thủ tục, khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12/2025...

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Chiều dài đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội là 14 km không bao gồm đoạn nhánh kết nối, trong đó: đoạn tuyến xây dựng mới khoảng 7 km; đoạn tiếp theo đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 khoảng 7 km). Tổng chiều dài toàn tuyến (Bắc Ninh - Hà Nội) khoảng 35,5 km...