Thanh tra Chính phủ: Chủ tịch Vietracimex Võ Nhật Thăng đã cố ý làm trái

Theo kết luật của Thanh tra Chính phủ, việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ DNNN thành Công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là “sai phạm có tính bước ngoặt”.
Thanh tra Chính phủ: Chủ tịch Vietracimex Võ Nhật Thăng đã cố ý làm trái

Thanh tra Chính phủ kế luận ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là “sai phạm có tính bước ngoặt”.

Ngày 21/1 Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải) trong việc cổ phần hóa và trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc cổ phần hóa.

Kết luận thanh tra xác định dù có những nỗ lực cố gắng nhưng trong quá trình cổ phần hóa, các cơ quan nhà nước có liên quan và một số cá nhân có trách nhiệm đã có những khuyết điểm, vi phạm làm đảo ngược mục đích, yêu cầu mà đề án thí điểm cổ phần hóa đề ra.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện không đúng yêu cầu của đề án trong việc chuyển tất cả các công ty thành viên thành công ty con của Vietracimex.

Ngoài ra nơi này còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, để người đại diện phần vốn này (ông Võ Nhật Thăng – Chủ tịch HĐQT) làm trái quy định, chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ.

Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, cán bộ cơ quan có liên quan của Bộ trong thời kỳ từ 2005 đến 2006. Riêng với Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Thanh tra Chính phủ cho rằng nơi này đã có khuyết điểm trong tiếp nhận phần vốn không đúng thực tế từ Bộ Giao thông vận tải, thiếu trách nhiệm trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Vietracimex từ khi nhận bàn giao về đến nay.

Thanh tra Chính phủ cho rằng “đây là vấn đề cần phải kiểm điểm nghiêm túc” và xác định trách nhiệm thuộc về lãnh đạo SCIC và cán bộ có liên quan (chủ yếu thời kỳ 2006 - 2009).

Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: “Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Thăng đã cố ý làm trái quy định của pháp luật”. Cụ thể là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ngày 3/6/2006).

Đặc biệt Thanh tra Chính phủ xác định việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là sai phạm có tính bước ngoặt. Số liệu cho thấy, qua nhiều lần tăng vốn liên tiếp sau sự kiện Đại hội cổ đông trái pháp luật nói trên, tại thời điểm ngày 31/12/2013 ông Thăng có vốn góp tại Vietracimex là 5.164 tỷ đồng (theo chứng nhận kinh doanh), chiếm 93,37% vốn điều lệ.

Từ các sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, SCIC tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với từng khuyết điểm, vi phạm gắn với từng thời điểm, thời kỳ cụ thể đã nêu trong kết luận thanh tra.

Đối với SCIC, Thanh tra Chính phủ yêu cầu hủy bỏ ngay các văn bản do SCIC đã ban hành và chỉ đạo không đúng đối với 9 công ty cổ phần từ khi nhận bàn giao đến nay, khẩn trương khắc phục sai phạm và cử người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định. Nơi này cũng cần rà soát, đánh giá việc quản lý và hiệu quả đầu tư vốn tại Vietracimex, nếu xác định có thất thoát thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Infonet

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...