Theo đó, Bộ TN&MT sẽ kiểm tra việc quản lý sử dụng đất sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp sử dụng là Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn.
Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại 04 tỉnh, gồm: Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum.
Ở hai tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI và các dự án khác sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả
Cũng trong năm 2019, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo đề án "Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020" trên địa bàn 5 tỉnh, gồm: Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương.
Tổng cục Quản lý đất đai cũng được giao kiểm tra việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Trọng tâm là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn 5 tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bạc Liêu, Kiên Giang và TP. HCM.
Việc thanh tra sẽ diễn ra đột xuất tập trung từ quý II đến quý IV.
Trong năm 2018, Bộ TN&MT đã thanh tra ở 72 doanh nghiệp, trong đó phát hiện 16 doanh nghiệp sai phạm, đình chỉ 3 doanh nghiệp, 13 doanh nghiệp còn lại nhận quyết định xử phạt hành chính.
>>Bộ Tài Nguyên và Môi trường “chỉ mặt” những sai phạm tại Khu công nghiệp Bàu Xéo tỉnh Đồng Nai