Thanh tra phát hiện “vi phạm” tới gần 93.000 tỉ đồng

Có tới 92.723 tỉ đồng, 14.266 ha đất bị phát hiện là “vi phạm” sau khi toàn ngành thanh tra triển khai 4.640 cuộc thanh tra hành chính và 199.756 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong năm ngoái,
Thanh tra phát hiện “vi phạm” tới gần 93.000 tỉ đồng

Có tới 92.723 tỉ đồng, 14.266 ha đất bị phát hiện là “vi phạm” sau khi toàn ngành thanh tra triển khai 4.640 cuộc thanh tra hành chính và 199.756 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong năm ngoái, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/9.

Theo ông Sáu, người thay mặt Chính phủ đọc báo cáo Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016, cơ quan này đã kiến nghị thu hồi 19.316 tỉ đồng và 6.508 ha đất (đã thu hồi 9.528 tỉ đồng, 739 ha đất) trong số đó.Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 73.407 tỉ đồng, 7.006 ha đất; đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nhiều tập thể, cá nhân.Báo cáo về chống tham nhũng cho biết, tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2015 đạt 99,1%. Số người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập là 1.004.231 người; số bản kê khai đã công khai là 993.127 bản, đạt tỷ lệ 98,9%.Tổng thanh tra Chính phủ nhận xét, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi. Công tác phòng chống tham nhũng nói chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.Một trong những nguyên nhân chính là thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; công khai, minh bạch còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế "xin, cho", là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước, tổ chức - cán bộ, tín dụng, ngân hàng...Báo cáo cho biết, về các vụ án, từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2016 các vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỉ đồng, 838m2 đất, đã thu hồi 92,46 tỉ đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%.Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646,61 tỉ đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45,6 tỉ đồng.Tuy nhiên, một số điểm của báo cáo Chính phủ không thỏa mãn các cơ quan thuộc Quốc hội.Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trích dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo báo cáo của Chính phủ, và cho rằng, việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực.Bà Nga cắt nghĩa, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quy định của pháp luật về căn cứ xác minh tài sản chưa đầy đủ, phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập còn khá hẹp, có quá nhiều cơ quan đầu mối được giao thẩm quyền xác minh bản kê khai.Theo bà Nga, việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực, mới chỉ dựa vào sự tự giác của người kê khai. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân ngại va chạm và sợ bị trù dập nên không dám tố cáo khi biết rõ người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.“Thực tiễn cho thấy, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng”, bà nhận xét.Nhiều tồn tại, hạn chế đã được Ủy ban Tư pháp nêu ra từ những năm trước nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Đó là: thể chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở; việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và chưa hiệu quả; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở một số nơi còn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng; việc nâng cao trách nhiệm và kỷ luật công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để hạn chế tình trạng nhũng nhiễu chậm chuyển biến.Ngoài ra, việc tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu rất yếu; việc “hành chính hóa” quan hệ hình sự trong xử lý hành vi tham nhũng vẫn còn diễn ra; số vụ tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử còn ít và tiếp tục giảm, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng, tiến độ xử lý một số vụ còn để kéo dài; việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng chưa nghiêm; thu hồi tài sản đạt tỷ lệ rất thấp...“Đáng lưu ý là người dân, doanh nghiệp ngày càng có tư tưởng chấp nhận, chịu đựng tham nhũng trong giải quyết công việc có liên quan đến chính quyền, có ý kiến đánh giá tình trạng đưa, nhận hối lộ, “lót tay” dường như đã trở thành khá phổ biến. Bên cạnh đó còn phổ biến tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với biểu hiện tiêu cực, tham nhũng ngay ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, bà nói.

Theo Tư Hoàng/TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…