Thêm 1,8 tỷ USD của Samsung sắp chảy vào Bắc Ninh

Chỉ vài ngày nữa, tỉnh Bắc Ninh sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màn hình và linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD...

Bắc Ninh sắp có dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam
Bắc Ninh sắp có dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam

Ngày 11/9 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh mới đây đã thống nhất tờ trình về việc ký kết biên bản ghi nhớ phát triển dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong.

Đến ngày 15/9, dự kiến trong khuôn khổ hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024, Bắc Ninh sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màn hình và linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD.

Được biết, Samsung bắt đầu đầu tư vào Bắc Ninh vào năm 2008 với số vốn ban đầu là 670 triệu USD. Hiện nay, Samsung đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư hơn 22,4 tỷ USD, trong đó gần 50% vốn đầu tư tập trung tại Bắc Ninh. Hiện tại, Samsung có 4 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM.

Samsung là tập đoàn điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc chuyên sản xuất, kinh doanh hàng điện tử, thiết bị mạng, bán dẫn, sản xuất chip, điện thoại thông minh… Năm 2023, doanh thu đạt khoảng 210 tỷ USD, tổng số lao động là 270.000 người. Công ty đang phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G, công nghiệp bán dẫn hệ thống, chất bán dẫn bộ nhớ.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Samsung Young Hyun Jun, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Samsung Hark Kyu Park và các lãnh đạo cấp cao Tập đoàn tháp tùng Thủ tướng thăm các mô hình sản phẩm bán dẫn của Tập đoàn Samsung.

Bán dẫn là công nghệ lõi, cùng với các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI)… đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế toàn cầu, trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Samsung đã tập trung đầu tư phát phát triển ngành bán dẫn cung cấp các sản phẩm nền tảng cho các thiết bị điện tử, vi mạch, và các linh kiện điện tử khác, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ điện thoại thông minh, máy tính, đến ô tô và thiết bị y tế...

Trong 3 năm tới, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào nhà máy tại Việt Nam để biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu. Theo đó, Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam trong thời gian tới.

Về tỉnh Bắc Ninh, sau 15 năm kể từ khi Samsung đầu tư, Bắc Ninh đã vươn lên trở thành một trong những địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước.

Cụ thể, năm 2022, Bắc Ninh đạt kim ngạch xuất khẩu 45,1 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm trước và đứng thứ 2 toàn quốc, chỉ sau TP. HCM. Năm 2023, Bắc Ninh tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu đạt 39,3 tỷ USD.

8 tháng đầu năm 2024 vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đạt trên 3,2 tỷ USD, đứng đầu cả nước. Bắc Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 3 tỷ USD trong 7 tháng, cao gần gấp đôi địa phương xếp thứ 2 là Quảng Ninh (1,78 tỷ USD).

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh cấp đăng ký đầu tư cho 35 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 9.426 tỷ đồng; cấp điều chỉnh đăng ký đầu tư cho 74 dự án. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp 1.586 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt 269.786 tỷ đồng.

Năm 2024, UBND tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn FDI. Sự tăng trưởng vượt bậc vốn FDI tại Bắc Ninh, chủ yếu đến từ dự án điều chỉnh vốn đầu tư lớn trị giá 1,07 tỷ USD của Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C. Tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh của Công ty đạt 1,6 tỷ USD; công suất sản xuất 3.600 triệu sản phẩm/năm).

Theo ông Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, để đạt được mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024, tỉnh đã và đang nỗ lực, quyết tâm cao triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

“Bắc Ninh cũng đang nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng Khu công nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng của tỉnh”, ông Tuấn cho hay.

Xem thêm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước...

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...