Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước...

Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm

Sáng ngày 6/9, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2024 với nhiều số liệu quan trọng.

Theo dữ liệu từ báo cáo, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-06 lúc 10.52.41.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 8,53 tỷ USD, chiếm 71,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,40 tỷ USD, chiếm 20%; các ngành còn lại đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 8,9%.

Trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14,2%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 1,41 tỷ USD, chiếm 11,7%; Nhật Bản 1,24 tỷ USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 731,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan 660,3 triệu USD, chiếm 5,5%.

Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đăng ký điều chỉnh có 926 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,61 tỷ USD, chiếm 76,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, chiếm 14,4%; các ngành còn lại đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 8,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.196 lượt với tổng giá trị góp vốn 2,81 tỷ USD, giảm 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 838 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,27 tỷ USD; 1.358 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,54 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 811,8 triệu USD, chiếm 28,9% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 588,3 triệu USD, chiếm 20,9%; các ngành còn lại 1,41 tỷ USD, chiếm 50,2%.

Số liệu từ báo cáo cũng cho biết thêm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,28 tỷ USD, chiếm 79,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-06 lúc 10.53.10.png
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặt khác, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm 2024 có 75 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 148 triệu USD, giảm 39,4% so với cùng kỳ năm trước; có 17 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 736,7 triệu USD.

Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 147,3 triệu USD, giảm 64,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai khoáng đạt 58,6 triệu USD, chiếm 39,8% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 29,1 triệu USD, chiếm 19,7%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 24,7 triệu USD, chiếm 16,8%; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ đạt 20 triệu USD, chiếm 13,6%; dịch vụ khác đạt 10,0 triệu USD, chiếm 6,8%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí đạt gần 8 triệu USD, chiếm 5,4%.

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, Hà Lan là nước dẫn đầu với 54,6 triệu USD, chiếm 37,1% tổng vốn đầu tư; Lào 37,8 triệu USD, chiếm 25,7%; Vương quốc Anh 19,8 triệu USD, chiếm 13,4%; Hoa Kỳ 18,6 triệu USD, chiếm 12,7%; Campuchia 16,6 triệu USD, chiếm 11,3%; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 4,0%.

Xem thêm

Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Việt Nam “hút” hơn 18 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2024

Trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước...

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh trở thành quán quân thu hút FDI

Bắc Ninh vượt lên dẫn đầu cả nước do có dự án điều chỉnh vốn lớn 1,07 tỷ USD từ dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn cho nhà đầu tư AMKOR Technology Singapore Holding PTE.LTD tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C...

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...