Thêm nhiều cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do kinh doanh thua lỗ

Dù chưa công bố hết báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm nhưng với hàng trăm doanh nghiệp vừa báo lỗ trong nửa đầu năm 2020, dự kiến danh sách bị cắt margin sẽ được nối dài.
Thêm nhiều cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do kinh doanh thua lỗ

Ngày 18/8 vừa qua, Sở GDCK TP.HCM (HoSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh  vào danh sách các mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2020 là số âm.

Cụ thể, BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2020 của Đất Xanh cho biết, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chuyển từ lãi hợp nhất 152 tỷ đồng sang lỗ 375 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn chỉ tiêu lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm đến từ việc Đất Xanh dự phòng đầu tư 526 tỷ đồng.

Khoản đầu tư 36,72% vốn CTCP Đầu tư LDG (mã: LDG) được định giá lại, giảm từ 1.079 tỷ đồng xuống còn 542 tỷ đồng. “Vào ngày 22/7 và 24/7, Đất Xanh đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần LDG theo nghị quyết HĐQT đã thông qua và công bố trước đó”, phía công ty cũng cho biết thêm. Việc định giá lại khoản đầu tư được kiểm toán viên thực hiện do giao dịch sau kỳ kế toán và khiến doanh nghiệp bất ngờ lỗ lớn.

Với quyết định trên của HoSE, các công ty chứng khoán sẽ điều chỉnh lại tỷ lệ margin đối với mã cổ phiếu này. Trước đó, tỷ lệ margin của DXG tại từng công ty chứng khoán có dao động từ 30%-50%.

Đây cũng là một trong các cổ phiếu bất động sản được ưa thích với khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây hơn 3,9 triệu cổ phiếu. Giá cổ phiếu DXG cũng giảm 3 phiên liên tục từ 9.680 đồng/cp xuống 9.000 đồng/cp ở thời điểm hiện tại, tương đương mức giảm 7%.

DXG là một trong 18 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn được bổ sung thêm vào danh sách không được ký quỹ trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua. Trong đó, 8 doanh nghiệp trên sàn HoSE gồm Điện lực Khánh Hòa (mã: KHP), Thiết bị phụ tùng Sài gòn (mã: SMA), Dầu khí Thái Dương (mã: TDG), Du lịch Dịch vụ Hội An (mã: HOT), CTCP Đệ Tam (mã: DTA)…

Sàn HNX cũng có thêm tới 10 trường hợp như Masco (mã: MAS), Minh Hữu Kiên (mã: MHL), Đầu tư điện lực 3 (mã: PIC),…Ngoài ra, Vinasun cũng ghi nhận khoản lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 126,4 tỷ đồng sau soát xét, nhưng ở thời điểm hiện tại chưa nằm trong danh sách này.

Dự kiến, danh sách bị cắt margin trên cả 2 sàn chứng khoán có thể kéo dài hơn bởi ở thời điểm hiện tại cho thấy số lượng các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh thua lỗ tương tự cũng ngót nghét 100 doanh nghiệp niêm yết, tăng 20% so với cùng kỳ.

Dịch Covid-19 đã làm tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, gồm cả các doanh nghiệp đầu ngành hay hiếm khi kinh doanh thua lỗ.

Trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp đầu ngành hiếm khi kinh doanh thua lỗ như Petrolimex (mã: PLX) lỗ 1.216 tỷ đồng; Theo báo cáo tài chính tự lập, CTCP Tập đoàn CEO (mã: CEO) cũng lỗ 55,7 tỷ đồng...

Xem thêm

HNX kiến nghị cấp margin với cổ phiếu UPCoM

HNX kiến nghị cấp margin với cổ phiếu UPCoM

Sau thời gian nghiên cứu, HNX kiến nghị UBCKNN cho phép giao dịch ký quỹ (margin) đối với các doanh nghiệp UPCoM quy mô lớn nhằm đáp ứng tiêu chí gia tăng thanh khoản và hỗ trợ công tác thoái vốn DNNN
Cổ phiếu UPCoM sắp được cấp margin?

Cổ phiếu UPCoM sắp được cấp margin?

Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, đang xem xét việc nới dòng tiền vào thị trường với việc cho phép giao dịch kỹ quỹ (margin) cổ phiếu trên sàn UPCoM.

Có thể bạn quan tâm