Thêm thành viên HĐQT Phát Đạt đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt (Mã chứng khoán: PDR) vừa công bố thông tin: Ông Lê Quang Phúc, Thành viên HĐQT kiêm Cố vấn công ty đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu PDR.
Phát Đạt
Ông Lê Quang Phúc, Thành viên HĐQT kiêm Cố vấn Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Ông Lê Quang Phúc đang sở hữu 1.564.985 cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, chiếm tỷ lệ 0,23%. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Phúc sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 3.564.985 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0.53%. Giá trị giao dịch tính theo mệnh giá là 20 tỷ đồng, tính theo thị giá cổ phiếu PDR chốt phiên ngày 22/12/2022 vào khoảng 25,6 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 27/12/2022 đến ngày 25/01/2023.

Trước đó, ngày 7/12, một thành viên khác trong HĐQT là ông Đoàn Viết Đại Từ cũng đăng ký mua vào 850.000 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 0.3%. Thời gian giao dịch dự kiến từ 12/12/2022 đến 12/01/2023.

Bên cạnh đó, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng GĐ Phát Đạt cũng đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu PDR. Nếu mua hết số cổ phần đã đăng ký, ông Vũ sẽ nâng sở hữu tại công ty này lên 3,45% cổ phần, tương đương 23,21 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 24/11 đến ngày 23/12 bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Có thể thấy, hàng loạt lãnh đạo của Bất động sản Phát Đạt đã tiến hành “bắt đáy” khi cổ phiếu PDR xuống thấp. Cụ thể, so với vùng đỉnh giá ở mức khoảng 70.000 đồng, đến nay cổ phiếu PDR đã mất hơn 80% giá trị.

Việc cổ phiếu giảm giá mạnh đã khiến một số lượng lớn cổ phiếu bị bán giải chấp, càng làm gia tăng áp lực giảm giá cho cổ phiếu. Mới đây, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 3,5 triệu cổ phiếu PDR. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh vào ngày 21/12 vừa qua. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Đạt giảm từ 43,48% xuống còn 42,95%.

Trong một diễn biến khác, Bất động sản Phát Đạt đang nỗ lực cơ cấu nguồn vốn, trong đó đã tất toán tổng cộng hơn 1.300 tỷ các khoản vay và mua lại trái phiếu trước hạn chỉ trong vòng hơn 1 tháng.

Cụ thể, trong tháng 12, công ty đã hoàn tất việc tất toán khoản vay trị giá 746,1 tỷ đồng cho VietinBank và mua lại trước hạn một phần lô trái phiếu “PDRH2123007” phát hành ngày  02/12/2021 và đáo hạn ngày 02/12/2023. Giá trị mua lại gần 189 tỷ đồng. Tổng khối lượng của lô trái phiếu này là 475 tỷ đồng. Như vậy, số lượng trái phiếu còn lại là 286,3 tỷ đồng. Phát Đạt không cho biết có tiếp tục mua lại số trái phiếu này hay không.

Đại diện công ty cho biết đã chuẩn bị dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, bao gồm cả trái phiếu từ cuối năm nay đến 2023, đồng thời khẳng định: Không chịu áp lực thanh toán nợ và trái phiếu.

Ngoài cơ cấu nguồn vốn, Phát Đạt cũng đang tiến hành tái cơ cấu danh mục đầu tư, tập trung vào triển khai các dự án tiềm năng trong năm 2023. Cụ thể, Phát Đạt có kế hoạch triển khai ra thị trường hơn 12.000 sản phẩm đến từ các dự án tại Bình Định, Bình Dương vào cuối quý 1/2023 và Bà Rịa Vũng Tàu vào cuối quý 2/2023...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...