Thí điểm thu phí ETC 100% phương tiện lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Từ 1/6, sẽ chính thức thí điểm thu phí điện tử không dừng (ETC) đối với 100% các phương tiện di chuyển trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các lực lượng chức năng sẽ phạt nghiêm phương tiện không đủ điều kiện cố tình lưu thông.
Thí điểm thu phí ETC 100% phương tiện lưu thông trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ triển khai thí điểm thu phí thuần ETC tại 32/62 làn thu phí thuộc 6/6 trạm thu phí trên tuyến. Tại mỗi trạm sẽ duy trì 1 làn/chiều xe chạy để xử lý các phương tiện gặp sự cố trong quá trình thu phí.

Khi việc thí điểm thu phí ETC trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được thực hiện sẽ tiến tới bỏ thanh chắn barie tại các làn thu phí, góp phần bảo đảm việc xử lý vi phạm thông qua hệ thống camera giám sát thuận lợi, hiệu quả. Việc triển khai thu phí ETC sẽ giúp hạn chế tình trạng ùn tắc tại các trạm, không phải xả trạm vì không xảy ra ùn tắc, tạo thuận lợi cho người dân di chuyển dễ dàng, nhanh chóng.

Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 28-12-2021, có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) quy định, người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức ETC đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức ETC tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng. Các xe không đủ điều kiện bao gồm: Xe không gắn thẻ đầu cuối (xe chưa dán thẻ thu phí ETC) hoặc xe đã dán thẻ thu phí ETC mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí.

Ngoài ra, lái xe đi sai vào làn đường ETC tại các trạm thu phí còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.