Thị trường máy tính toàn cầu giảm 13% trong năm 2023

Trong năm 2023, tổng số lô hàng máy tính xuất xưởng là 247 triệu chiếc, đánh dấu mức giảm 13% so với năm 2022...

20% số PC xuất xưởng trong năm 2024 sẽ có khả năng AI
20% số PC xuất xưởng trong năm 2024 sẽ có khả năng AI

Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Canalys, thị trường máy tính (PC) toàn cầu đã chấm dứt chuỗi sụt giảm doanh số vào quý 4/2023, đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 3%. Tổng số lô hàng máy tính để bàn và máy tính xách tay đạt 65,3 triệu chiếc.

Cụ thể, lô hàng máy tính xách tay đạt 51,6 triệu chiếc, tăng 4% so với quý 4/2022, trong khi lô hàng máy tính để bàn đạt 13,7 triệu chiếc, giảm 1% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, tổng số lô hàng PC xuất xưởng là 247 triệu chiếc, đánh dấu mức giảm 13% so với năm 2022.

Himani Mukka, Giám đốc Nghiên cứu tại Canalys cho biết: “Năm 2023 là một năm đầy thử thách đối với ngành công nghiệp PC, nhưng các công ty vẫn kiên cường và giờ đây có thể mong đợi một bối cảnh được cải thiện”.

Ishan Dutt, Nhà phân tích chính tại Canalys cho rằng, ngành công nghiệp PC đang chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà sản xuất đang tập trung vào việc mang đến sự đổi mới có ý nghĩa thông qua khả năng AI (trí tuệ nhân tạo) trên thiết bị PC. Năm 2024, được coi là một năm bội thu đối với các thiết bị PC có khả năng AI.

anh-man-hinh-2024-01-11-luc-173132-9971.png
Nguồn: Canalys PC Analysis

“Chúng tôi kỳ vọng 1/5 số PC được xuất xưởng trong năm nay sẽ có khả năng AI. Các PC này sẽ được trang bị chipset hoặc khối chuyên dụng, chẳng hạn như NPU, để chạy các tác vụ AI trên thiết bị. Việc áp dụng AI trên PC sẽ nhanh chóng tăng lên trong lĩnh vực thương mại, nơi các doanh nghiệp tìm kiếm cách cải thiện năng suất, bảo mật và quản lý chi phí”, Ishan Dutt nhận xét.

Đến năm 2027, Canalys dự báo hơn 170 triệu PC có khả năng AI sẽ được xuất xưởng, trong đó gần 60% được triển khai trong môi trường thương mại.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường International Data Corporation (IDC) cho biết, nhu cầu thay thế máy tính thương mại cũ ngày càng tăng sẽ là một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng PC trong năm 2024. Đồng thời, nhu cầu người dùng chuyển lên Windows 11, khi năm nay Windows 10 sẽ chính thức ngừng hỗ trợ cập nhật bảo mật.

IDC cũng kỳ vọng, PC tích hợp AI sẽ là một động lực tăng trưởng đáng kể. Những chiếc PC có khả năng AI này có thể sẽ nhắm mục tiêu đến thị trường doanh nghiệp trước, sau đó mở rộng sang thị trường người tiêu dùng khi các trường hợp sử dụng phát triển và giá thành giảm xuống. IDC dự đoán, thị trường PC toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3,4% trong năm 2024 so với 2023.

Kết thúc năm 2023, Lenovo giữ vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng thị trường PC toàn cầu khi xuất xưởng 59,1 triệu chiếc. HP đứng vị trí thứ 2 đạt 52,9 triệu chiếc, giảm 4% so với năm 2022. Dell ở vị trí thứ 3 khi xuất xưởng 40 triệu chiếc. Xếp sau Dell là Apple đạt 23 triệu chiếc, giảm 14% so với năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...