Thị trường tập trung vào triển vọng lãi suất, chứng khoán Mỹ biến động nhẹ

Các chỉ số chính của Phố Wall trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 10 không có nhiều thay đổi lớn khi thị trường cân nhắc khả năng Fed sẽ cần phải giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn…

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 2/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 74,15 điểm (-0,22%) xuống 33.433,35 điểm, S&P 500 nhích nhẹ 0,34 điểm (+0,01%) thành 4.288,39 điểm và Nasdaq tăng 88,45 điểm (+0,67%) lên 13.307,77 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500, tiện ích nhạy cảm với lãi suất có hoạt động kém nhất trong ngày, giảm 4,7% - mức giảm phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 4/2020. Năng lượng cũng giảm mạnh theo sau mức đi xuống của giá dầu. Ngược lại, công nghệ tăng 1,3%.

Trong số các công ty tiện ích thuộc S&P, cổ phiếu của NextEra Energy giảm 9% và chạm mức thấp nhất trong khoảng 3 năm rưỡi. Tương tự, The AES Corporation mất 6,84% và Albermarle Corporation trượt 4,48%.

Cổ phiếu của Nvidia tăng 2,9% sau khi Goldman Sachs bổ sung nhà sản xuất chip vào danh sách cổ phiếu đáng tin cậy được lựa chọn hàng đầu.

Tesla leo 0,6% ngay cả khi nhà sản xuất xe điện Mỹ không đạt được kỳ vọng thị trường về số lượng giao xe trong quý 3.

Các cổ phiếu công nghệ siêu vốn hoá ghi nhận đà tăng tích cực, trong đó Alphabet thêm 2,53%, Apple tăng 1,48% và Meta lên 2,2%.

Theo dữ liệu của LSEG IBES, các công ty thuộc S&P 500 sẽ bắt đầu báo cáo kết quả quý 3 vào cuối tháng này, với các nhà phân tích kỳ vọng thu nhập sẽ tăng 1,6% so với quý trước sau khi giảm 2,8% trong quý 2.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 10,84 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,49 tỷ cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch vừa qua.

Dữ liệu kinh tế mới đây cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ đã giảm với tốc độ chậm hơn dự kiến trong tháng 9, trong khi chi tiêu xây dựng của Mỹ tăng vào tháng 8. Các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ sẽ được công bố vào 6/10.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ được đẩy cao hơn do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách sắp tới. Cụ thể, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm tăng lên 5,098%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm mốc 4,696%.

Vào tháng trước, ngân hàng trung ương Mỹ cho biết họ có thể tăng lãi suất một lần nữa trong nỗ lực đưa lạm phát về gần mục tiêu 2% hàng năm.

Thống đốc Fed Michelle Bowman bình luận rằng bà vẫn sẵn sàng ủng hộ việc tăng lãi suất trong tương lai nếu dữ liệu sắp tới cho thấy tiến trình lạm phát đang bị đình trệ hoặc tiến triển quá chậm.

“Chúng ta đã kết thúc tháng 9 với một thị trường đầy bất ổn. Cả ba chỉ số chính đều báo lỗ trong tháng 9 và quý vừa qua. Bước vào tháng 10, thị trường cần được xác nhận rằng các dự định của Fed sẽ đi về đâu”, Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại LPL Financial nhận định.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất trong ba tuần khi đồng USD mạnh lên và các nhà giao dịch chốt lời, kèm theo đó là lo ngại về nguồn cung dầu thô cũng như áp lực đối với nhu cầu do lãi suất cao.

Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 12 giảm 1,49 USD, tương đương 1,6%, còn 90,71 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI mất 1,97 USD, tương đương 2,2%, xuống mức 88,82 USD/thùng.

Cùng ngày, đồng USD chứng kiến mức tăng cao nhất trong 10 tháng so với các rổ tiền tệ khác sau khi chính phủ Mỹ tránh được việc đóng cửa và dữ liệu kinh tế làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn - điều có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cao hơn cùng với đồng USD mạnh khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó có thể làm giảm nhu cầu dầu.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA, cho biết: “Triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy tươi sáng đã gây áp lực lên triển vọng nhu cầu và giá dầu thô, bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...