Thiết bị điện Đông Anh làm ăn ra sao mà EVN "ế" toàn bộ cổ phần đấu giá?

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo không thể tổ chức đấu giá lô hơn 13 triệu cổ phần của Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (mã: TBD) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu vào ngày 28/9 tới vì không có bên mua.
Thiết bị điện Đông Anh làm ăn ra sao mà EVN "ế" toàn bộ cổ phần đấu giá?

Theo đó, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký năng lực nhà đầu tư (17 giờ 00 ngày 11/9/2020) không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ đăng ký năng lực nhà đầu tư nên phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 28/09 đã bị hủy bỏ do không đủ điều kiện tổ chức theo quy định.

Trước đó, theo kế hoạch,HNX sẽ tổ chức phiên đấu giá trọn lô 13,13 triệu cổ phiếu TBD do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu. Giá khởi điểm 153.100 đồng/cp, tương ứng giá trọn lô hơn 2.010 tỷ đồng, cao hơn hai lần so với giá thị trường của cổ phiếu TBD tại thời điểm công bố đấu giá (hơn 70.000 đồng/cp).

Số cổ phần EVN mang ra chào bán chiếm 46,47% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Thiết bị điện Đông Anh và cũng là toàn bộ số cổ phiếu TBD mà EVN đang nắm giữ.

Theo cơ cấu cổ đông tại Thiết bị điện Đông Anh tính tới ngày 9/3/2020 có hơn 400 cổ đông, trong đó có 2 cổ đông lớn nắm trên 5% là EVN và CTCP Thiết bị điện (mã: THI) đang nắm giữ hơn 7 triệu cổ phần TBD tương ứng tỷ lệ 24,89%.

Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ ngành điện, bao gồm sản xuất máy biến áp, dây điện, vật tư, vật liệu kỹ thuật điện và các sản phẩm thiết bị điện đến 500kV, lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa, trung đại tu, cải tạo các thiết bị điện đến 500kV...

Trước đó, hồi đầu năm 2018, Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (thuộc Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc) đã có thư đề nghị được mua giao dịch thỏa thuận trọn lô số cổ phiếu TBD mà EVN nắm giữ. Thời điểm đó, cổ phiếu TBD được giao dịch ở mức 68.500 đồng/cp , Hyosung Việt Nam đề nghị mua với giá 90.000 đồng/cp. Tuy nhiên, EVN đã không hồi âm đề nghị này.

Về kết quả kinh doanh, trong nửa đầu năm 2020 Thiết bị điện Đông Anh ghi nhận doanh thu thuần đạt 853 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ 2019. Sau khi trừ hơn 713 tỷ đồng giá vốn hàng bán, Công ty thu về 140 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp duy trì ở mức 16,3%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 85 triệu đồng lên 343 triệu đồng nhưng chi phí tài chính vẫn cao, hơn 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng biện pháp tiết giảm các khoản chi phí, công ty vẫn lãi ròng hơn 58 tỷ đồng, tăng 18% so với con số đạt được nửa đầu năm trước. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng từ 1.748 lên 2.064 đồng.

Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Thiết bị điện Đông Anh là 1.541 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay chiếm 66%, ghi nhận ở mức 1.017 tỷ đồng. Phần lớn trong tổng nợ vay là khoản vay và nợ thuê tài chính là 505 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với đầu năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...