Hiện, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu EVF đang giao dịch quanh mức 7.500 đồng/cp, tăng 56% so với đầu năm. Như vậy, mức giá khởi điểm mà EVN đưa ra đang cao hơn thị giá hiện tại đến 80%.
Số cổ phần EVN Finance được đưa ra đấu giá chiếm 7,5% vốn điều lệ của công ty. Đây cũng là toàn bộ số cổ phiếu EVF mà EVN đang nắm giữ.
Giá khởi điểm được xác định theo phương pháp tài sản, phương pháp tỷ số bình quân, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, tính giá trị quyền sử dụng đất và giá trị điều chỉnh tỷ lệ bổ sung về các giá trị quyền sở hữu trí tuệ…
Theo báo cáo, tại thời điểm 31/12/2018 EVN Finance đang sử dụng lô đất A2.12 đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng có diện tích 631m2 là đất sử dụng lâu dài.
Năm 2018, EVN Finance hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đạt kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 254,2 tỷ đồng, hoàn thành 110,4% kế hoạch năm đề ra. Các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn và chỉ tiêu thanh khoản đều đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2019 EVN Finance đặt mục tiêu đạt 1.641 tỷ đồng doanh thu và 280,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trong thời gian gần đây, EVN triển khai tích cực công tác thoái vốn tại các công ty thành viên, gần đây nhất là CTCP Tư vấn Xây dựng điện 4 (mã: TV4) và CTCP Tư vấn Xây dựng điện 3 (mã: TV3).
Tuy nhiên đã không thu về kết quả tích cực khi cả hai phiên đấu giá đều “ế” thảm hại. Thậm chí phiên đấu giá lần 2 của Tư vấn Xây dựng điện 3 cũng vừa tiếp tục bất thành.
Đặc điểm chung của EVN khi thoái vốn là đều đưa ra mức giá khởi điểm cao hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu đang giao dịch trên sàn. Đây có thể nguyên nhân chính dẫn đến việc không mấy nhà đầu tư mặn mà với nhóm cổ phần “họ EVN” trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang có diễn biến ảm đạm với thanh khoản sụt giảm.
>> EVN tiếp tục đưa cổ phầ TV3 ra chào bán cạnh tranh